MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tàu Starship có khả năng vận chuyển tới 400 tấn và thiết kế giống máy bay nhất có thể. Ảnh: SpaceX

SpaceX mở đường cho kỷ nguyên vận chuyển ngoài không gian

Anh Vũ LDO | 13/03/2023 06:34

Tiến bộ trong công nghệ chế tạo tên lửa của SpaceX có thể báo trước kỷ nguyên vận chuyển không gian đáng tin cậy, chi phí thấp.

Mối quan tâm của Lầu Năm Góc trong việc sử dụng các phương tiện phóng vào không gian để nhanh chóng vận chuyển hàng hóa và nhân sự trên toàn cầu bắt nguồn từ cuộc chạy đua vào không gian của những năm 1950. Mặc dù những hạn chế về công nghệ, tính khả thi và chi phí đã khiến khái niệm này nằm ngoài tầm với trong nhiều thập kỷ.

Một nhiệm vụ của SpaceX dự kiến ra mắt vào tháng 3 có thể là một bước quan trọng để thay đổi điều đó.

Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, tên lửa Starship cao khoảng 122 mét của công ty sẽ là phương tiện phóng hoàn toàn có thể tái sử dụng đầu tiên tới được quỹ đạo Trái đất. Được thiết kế để chở người, hàng hóa đến và đi từ không gian, hoặc đến các điểm cố định trên khắp thế giới, Starship có thể nâng tới 100 tấn hàng hoá.

Tên lửa được cung cấp bởi động cơ Raptor của SpaceX, chạy bằng khí metan lỏng và oxy lỏng, một nguồn nhiên liệu hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn. Elon Musk dự đoán Starship sẽ mở ra cơ hội du hành vũ trụ thường xuyên hơn, bao gồm các sứ mệnh lên mặt trăng của NASA vào cuối thập kỷ này và các chuyến thám hiểm không gian sâu trong tương lai. Công ty cũng nhìn thấy một thị trường thương mại và quốc phòng để vận chuyển hàng hóa nhanh chóng.

Nhiệm vụ đã lên kế hoạch, chưa có ngày khởi động chắc chắn, sẽ không thay đổi cục diện du hành vũ trụ và hậu cần quân sự ngay lập tức, nhưng đây sẽ là giai đoạn đầu tiên trong một chương trình thử nghiệm nghiêm ngặt. Chủ tịch SpaceX Gwynne Shotwell đã lưu ý vào tháng 1, tránh được thất bại tại địa điểm phóng đã là một thành công ở giai đoạn này.

SpaceX đang đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn phát triển đầu tiên của mảng vận chuyển trong không gian. Ảnh: SpaceX 

“Chuyến bay đầu tiên này thực sự là một chuyến bay thử nghiệm”, Shotwell cho biết vào ngày 8.2 trong Hội nghị Vận chuyển Không gian Thương mại ở Washington, D.C. “Mục tiêu thực sự là không làm nổ tung bệ phóng. Đó là thành công”, bà cho biết.

SpaceX muốn đẩy nhanh mọi thứ và theo Shotwell, công ty hy vọng sẽ bắt đầu thực hiện các sứ mệnh Starship vào cuối năm nay. Công ty đang nhắm mục tiêu 100 lần phóng vào năm 2025.

“Chúng tôi đã thiết kế Starship giống hoạt động của máy bay nhất có thể. Tôi đang nói về hàng chục, nếu không muốn nói là hàng trăm vụ phóng mỗi ngày. Có bao nhiêu máy bay cất cánh và hạ cánh mỗi ngày? Hãy nghĩ về không gian với khung tâm trí đó”, bà Shotwell nói.

Thay vì đầu tư hàng tỉ USD để phát triển một tên lửa của riêng mình, Bộ Quốc phòng Mỹ muốn tận dụng tư duy đó và công nghệ đằng sau nó. Trong vài năm gần đây, Bộ Tư lệnh Vận tải Mỹ, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân và Lực lượng Vũ trụ đã làm việc để đảm bảo rằng khi các công ty thương mại như SpaceX sẵn sàng cung cấp dịch vụ vận tải hỗ trợ không gian, thì Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ là khách hàng đầu tiên.

Phòng thí nghiệm Không quân đã trao cho SpaceX một hợp đồng trị giá 102 triệu USD vào năm 2022 để cung cấp dữ liệu chuyến bay từ Starship và hỗ trợ nghiên cứu về hệ thống hạ cánh cũng như các khái niệm về bốc dỡ hàng hóa.

Mặc dù SpaceX không phải là công ty duy nhất có tên lửa có thể hỗ trợ khả năng Rocket Cargo trong tương lai, nhưng Starship đang đóng vai trò là “phòng thí nghiệm” bằng cách cung cấp dữ liệu phương tiện phóng thực để cung cấp thông tin phân tích.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn