MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Toạ đàm về sở hữu trí tuệ. Ảnh: PV

Tăng cường quyền sở hữu trí tuệ thương mại điện tử

Minh Hạnh LDO | 19/03/2018 16:11
Bên cạnh thị trường truyền thống, hoạt động kinh doanh diễn ra ngày càng nhiều trong môi trường thương mại điện tử. Trong khi đó có vấn đề bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) chưa cao.

Do vậy, cần có nhiều hơn các chính sách, quy định để bảo hộ và thực thi quyền SHTT một cách có hiệu quả, đặc biệt là việc đẩy mạnh vai trò của tòa trong xử lý vi phạm quyền SHTT.

Theo Thứ trưởng Bộ KHCN Trần Văn Tùng, Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên Cách mạng Công nghiệp 4.0 với trí tuệ nhân tạo, sản xuất thông minh. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, bên cạnh thị trường truyền thống, hoạt động kinh doanh diễn ra ngày càng nhiều trong môi trường thương mại điện tử.

Những lợi ích từ việc chuyển đổi này là rất lớn, có sức hấp dẫn với doanh nghiệp. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh này cũng đối mặt với những thách thức lớn, trong đó có vấn đề bảo hộ, thực thi quyền SHTT.

Hiện nay, Bộ KHCN đang tăng cường sự đối thoại giữa các DN và cơ quan quản lý nhà nước, giữa người giải quyết các vấn đề về SHTT với các DN, giữa cơ quan đại diện sở hữu công nghiệp với các DN…

Cùng đó, Phó Chánh Thanh tra Bộ KHCN - Nguyễn Như Quỳnh cũng cho biết, trong giai đoạn 2012-2015, có 98,37% các xâm phạm quyền SHTT được xử lý bởi cơ quan hành chính. Các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường thương mại điện tử chủ yếu do Thanh tra Bộ KHCN, Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Thương mại điện tử (Bộ Công thương)… xử lý.

Các hành vi vi phạm chủ yếu là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong môi trường thương mại điện tử; cạnh tranh không lành mạnh trong tên miền; quảng cảo xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Dự kiến trong 5 năm tới, quy mô thị trường này tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 10 tỉ USD. Vì thế, Việt Nam cần có nhiều hơn các chính sách, quy định để bảo hộ và thực thi quyền SHTT một cách có hiệu quả.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn