MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bức màn bí ẩn về sét ở sao Kim có thể được giải quyết bởi thông tin từ tàu thám hiểm Mặt trời Parker Solar Probe của NASA. Ảnh: NASA

Tàu thám hiểm Mặt trời giải mã bí ẩn sấm chớp trên sao Kim

Anh Vũ LDO | 05/10/2023 09:27

Một khám phá bất ngờ đã vén màn bí ẩn về những tia sét kỳ lạ trên sao Kim. Nhờ vào dữ liệu thu thập trong chuyến bay của tàu thám hiểm Mặt trời, các nhà khoa học đã định rõ nguồn gốc của hiện tượng này.

Tàu thăm dò mặt trời Parker Solar Probe của NASA, trong hành trình kéo dài bảy năm, đã mang về một phát hiện quan trọng: sự thật đằng sau những tia sét bí ẩn của sao Kim.

Hiện tượng này đã được ghi nhận vào năm 2021, khi tàu Parker thực hiện chuyến bay qua sao Kim trên đường đi thực hiện nhiệm vụ thám hiểm Mặt trời. Harriet George, tác giả của nghiên cứu, nói rằng tàu Parker Solar Probe là một công cụ vượt trội và mỗi chuyến bay của nó đều mang về những phát hiện mới mẻ.

Theo nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu của Parker năm 2021, những tia sáng được ghi nhận trên sao Kim có thể không phải là sét. Hiện tượng này có thể liên quan đến các nhiễu loạn trong từ trường xung quanh hành tinh này.

Nhìn chung, mặc dù các tín hiệu trước đây khiến người ta cho rằng trên sao Kim có sấm sét, nhưng vẫn còn những bí ẩn chưa được lý giải hoàn toàn. Nghiên cứu năm 2021 đã không tìm thấy sóng vô tuyến thường được ghi nhận khi có sét trên sao Kim. Một nghiên cứu gần đây cho thấy một số tia sáng thường được cho là do các tia sét của sao Kim thực sự là thiên thạch bốc cháy.

Cuộc tranh luận về sét trên sao Kim đã kéo dài hơn 40 năm. Nghiên cứu này hy vọng đem lại cái nhìn mới vào cuộc tranh luận này.

Về cơ bản, ông George và các nhà nghiên cứu phải tập trung vào một hiện tượng mang tên "sóng Whistler". Sóng Whistler là những xung năng lượng thoáng qua được biểu thị dưới dạng sóng điện từ, có thể truyền qua nhiều môi trường khác nhau. Trên Trái đất, chúng bắt nguồn từ sự phóng điện của sét và lan truyền qua một phần bầu khí quyển, thường tồn tại khoảng nửa giây.

Vì vậy, khi các nhà khoa học chú ý đến sóng Whistler trên Sao Kim lần đầu tiên vào năm 1978 nhờ tàu vũ trụ Pioneer Venus, dễ hiểu tại sao họ cho rằng môi trường sao Kim có nhiều sấm sét. Trên thực tế, nhiều chuyên gia tin rằng sao Kim phải chịu lượng sét nhiều hơn hành tinh của chúng ta khoảng bảy lần.

Ông George giải thích, sóng Whistler không nhất thiết phải được tạo ra bởi sét. Khi tàu Parker bay ngang qua hành tinh này vài năm trước, nó đã đến rất gần và thu thập dữ liệu cho thấy sóng Whistler của sao Kim không phải do các tia sét tạo ra.

Các nhà nghiên cứu thấy những sóng Whistler đó hướng về phía hành tinh, chứ không hướng ra ngoài như cách sóng Whistler do sét gây ra trên Trái đất di chuyển trong bầu khí quyển.

Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng sóng Whistler ở đây bắt nguồn từ sự nhiễu loạn trong từ trường của hành tinh. Cụ thể hơn, các đường sức từ xung quanh sao Kim có thể tách ra rồi lại gắn lại với nhau, lần lượt tạo ra những đợt bùng phát năng lượng được biểu hiện bằng sóng Whistler.

Vào năm 2024, tàu Parker sẽ vượt qua sao Kim lần thứ bảy và cũng là lần cuối cùng trên hành trình tiến gần hơn đến Mặt trời. Con tàu sẽ ghé qua sao Kim ở khoảng cách hơn 400 km, một khoảng cách đủ gần để khiến các nhà khoa học hy vọng có thể giải quyết được cuộc tranh luận này một lần và mãi mãi.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn