MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hình ảnh từ buổi phóng thử tên lửa in 3D. ảnh: Relativity Space

Tên lửa in 3D của Ralativity Space thất bại sau 2 lần phóng thử

Anh Vũ LDO | 12/03/2023 19:00

Tên lửa vũ trụ được chế tạo bằng công nghệ in 3D của Relativity Space đã không thể cất cánh trong hai lần phóng thử.

Vào ngày 11.3, tên lửa in 3D Terran 1 của Relativity Space đã không thể cất cánh sau hai lần phóng thử.

Sau đợt kiểm tra vào ngày 8.3, Relativity Space ban đầu đặt mục tiêu phóng tên lửa này vào lúc 1:45 chiều, nhưng sau đó đã phải lùi lại thành 2:45 chiều do ảnh hưởng của thời tiết, theo Engadget.

Sau khi quá trình đếm ngược bắt đầu lại, tất cả đều diễn ra tốt đẹp cho đến khi một chiếc thuyền đi vào phạm vi của tàu vũ trụ.

Khi quá trình đếm ngược tiếp tục trở lại, công ty đã yêu cầu hủy bỏ vụ phóng sau khi chín động cơ Aeon giai đoạn đầu của tàu vũ trụ bắt đầu hoạt động và sau đó bị ngắt gần như ngay lập tức. 

Sau khi đổ lỗi cho "vi phạm tiêu chí cam kết phóng”, Relativity Space cho biết họ sẽ cố gắng phóng lại tên lửa lúc 4 giờ chiều, ngay khi khoảng thời gian có phóng trong ngày của nó sắp kết thúc.

Thật không may, lần phóng thứ hai đã bị hủy bỏ trước cả khi Terran 1 đốt động cơ. Công ty đã không đưa ra lý do cho quyết định này, nhưng cho biết tên lửa của họ vẫn "khỏe mạnh" và sẽ sớm có thêm thông tin về nó.

Nếu có thể cất cánh, Terran 1 sẽ là một cột mốc quan trọng đối với công nghệ du hành vũ trụ.

Mặc dù tên lửa không được in 3D hoàn toàn, nhưng 85% khối lượng của nó, bao gồm toàn bộ cấu trúc và 10 động cơ giai đoạn một và hai, đều được in 3D.

Về lý thuyết, quy trình sản xuất của Terran 1 tạo ra một con tàu vũ trụ rẻ hơn và nhanh hơn. 

Relativity Space tuyên bố họ có thể chế tạo tên lửa Terran 1 trong khoảng 60 ngày và các nhiệm vụ độc quyền đó sẽ tiêu tốn khoảng 12 triệu USD để hoàn thành.

Với tàu vũ trụ trong tương lai, công ty hy vọng sẽ tạo ra khoảng 90% phương tiện từ các bộ phận in 3D.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn