MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Vệ tinh mới của NASA giúp phát hiện thời tiết không gian nguy hiểm. Ảnh chụp màn hình.

Vệ tinh mới của NASA giúp phát hiện sự kiện không gian nguy hiểm

Yến Hồng LDO | 12/08/2022 14:27

Bộ vệ tinh nhỏ đầu tiên của NASA trong dự án SunRISE có thể theo dõi các vụ nổ sóng vô tuyến từ bầu khí quyển siêu nóng của Mặt trời.

Gadget360 ngày 12.8 đưa tin, SunRISE - dự án “Không gian Giao thoa kế Vô tuyến Mặt trời” - là một kế hoạch phóng kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất từ ​​trước đến nay của cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) nhằm phát hiện và theo dõi các hiện tượng nguy hiểm trong không gian. 

Các hạt năng lượng mặt trời vốn dĩ sẽ gây nguy hiểm cho phi hành gia và các công nghệ không được trang bị lớp bảo vệ. Vì vậy, bằng cách theo dõi các vụ nổ vô tuyến, các đơn vị và cơ quan vũ trụ có thể chuẩn đoán, sắp xếp kế hoạch khám phá không gian một cách an toàn nhất. 

Kính viễn vọng vô tuyến cỡ lớn trên quỹ đạo. Ảnh chụp màn hình.

Dự kiến ​​phóng vào năm 2024, SunRISE của NASA sẽ là một kính viễn vọng vô tuyến trên quỹ đạo, cho phép các nhà khoa học phân tích và tiến hành xử lí kịp thời các sự kiện thời tiết bùng nổ trong không gian. 

Theo đó, 6 vệ tinh đầu tiên đã được hoàn thành tại Phòng thí nghiệm Động lực học Không gian của Đại học Bang Utah (SDL), sau khi hoàn thành, NASA sẽ sử dụng sức mạnh tổng hợp của 6 vệ tinh này để quan sát Mặt trời từ bề mặt Trái đất.

Cụ thể, các vệ tinh nhỏ đều được trang bị 4 cần ăng-ten kính viễn vọng hình chữ “X” kéo dài khoảng 2,5m và quay quanh Trái đất ở khoảng cách 36.000 km.

Các tín hiệu nhận được từ 6 vệ tinh nhỏ sau đó sẽ được các nhà khoa học sử dụng để tạo ra một kính viễn vọng vô tuyến có kích cỡ lớn hơn (với ước tích độ rộng khoảng 10km) nhằm xác định các dữ liệu trên tầng điện ly.

Đây là nơi mà bộ vệ tinh nhỏ không thể thực hiện được nhiệm vụ một cách chính xác, chẳng hạn như xác định nơi phát ra sóng vô tuyến Mặt trời, Jim Lux - Giám đốc dự án SunRISE - cho biết.

Ngoài ra, dự án SunRISE sẽ được NASA kết hợp sử dụng cùng với dữ liệu từ các đài quan sát trên mặt đất và trạm vũ trụ quốc tế ISS.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn