MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Vụ nổ lớn nhất vũ trụ được cho là do một hố đen gây ra. Ảnh: NASA

Vụ nổ lớn nhất vũ trụ vừa được kích hoạt bởi một hố đen

Anh Vũ LDO | 14/05/2023 17:00

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một vụ nổ khổng lồ, giải phóng năng lượng gấp 100 lần năng lượng mà Mặt trời giải phóng trong suốt thời gian tồn tại của nó. 

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra vụ nổ vũ trụ mạnh nhất từng thấy, một vụ nổ bí ẩn kéo dài nhiều năm, sáng hơn 10 lần so với bất kỳ siêu tân tinh nào được quan sát.

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra sự kiện có tên AT2021lwx, cách Trái đất 8 tỉ năm ánh sáng. Giải phóng khoảng 100 lần năng lượng mà mặt trời sẽ giải phóng trong suốt cuộc đời của nó, vụ nổ kỳ lạ bắt đầu hoạt động khi vũ trụ được 6 tỉ năm tuổi.

"Chúng tôi tình cờ phát hiện ra điều này, vì thuật toán tìm kiếm của chúng tôi đã đánh dấu nó khi chúng tôi đang tìm kiếm một loại siêu tân tinh", tác giả chính của nghiên cứu Philip Wiseman, một nhà thiên văn học tại Đại học Southampton ở Anh, cho biết.

“Hầu hết các siêu tân tinh và sự kiện gián đoạn thủy triều chỉ tồn tại trong vài tháng trước khi biến mất. Đối với một cái vụ nổ sáng trong hơn hai năm, đó là điều rất bất thường", ông nói thêm.

Nguyên nhân của vụ nổ bí ẩn hiện vẫn chưa rõ ràng, nhưng các nhà thiên văn học cho rằng rất có thể đó là kết quả của việc một đám mây khí hydro khổng lồ lớn hơn mặt trời của chúng ta hàng nghìn lần bị một hố đen siêu nặng nuốt chửng.

Khi đám mây bị nuốt chửng, sóng xung kích truyền qua khí nóng còn lại, tạo ra một vụ nổ khổng lồ mà ánh sáng của nó tồn tại trong suốt hai năm và vẫn chưa tắt. Bằng cách sử dụng hai hệ thống kính viễn vọng được thiết kế để khảo sát toàn bộ bầu trời, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra ánh sáng của sự kiện ở xa.

Hố đen được sinh ra từ sự sụp đổ của các ngôi sao khổng lồ và lớn lên bằng cách hút khí, bụi, sao và các hố đen khác. Một số vết nứt không-thời gian này tạo ra ma sát, làm cho vật chất xoắn ốc bên trong của chúng nóng lên và phát ra ánh sáng mà kính viễn vọng có thể phát hiện được, biến chúng thành cái gọi là hạt nhân thiên hà hoạt động (AGN).

"Với chuẩn tinh, chúng ta thấy độ sáng nhấp nháy lên xuống theo thời gian. Nhưng nhìn lại hơn chục năm không thấy AT2021lwx, rồi đột nhiên nó xuất hiện với độ sáng của vật sáng nhất vũ trụ, đó là điều chưa từng có", tác giả Mark Sullivan , giáo sư thiên văn học tại Đại học Southampton, cho biết trong tuyên bố.

Điều này có nghĩa là vụ nổ có khả năng bắt nguồn từ một đám mây khí ban đầu quay quanh hố đen một cách an toàn nhưng đã bị lệch hướng và bị hút vào.

Để xác nhận danh tính của vật thể gây ra vụ nổ, các nhà nghiên cứu hiện đang nghiên cứu vụ nổ chi tiết hơn bằng cách quét qua các bước sóng. Điều này có thể tiết lộ hình dạng bề mặt, nhiệt độ và các quá trình bí ẩn đang tạo ra ánh sáng rực rỡ của nó.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn