MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chúc Dung chụp ảnh cồn cát trên sao Hỏa trước khi bước vào ngủ đông, tháng 5.2022. Ảnh: CNSA

Thành quả ngoạn mục của sứ mệnh sao Hỏa của Trung Quốc

Khánh Minh LDO | 03/07/2022 07:36
Tàu thám hiểm sao Hỏa của Trung Quốc đã lập bản đồ toàn bộ hành tinh đỏ, hoàn thành sứ mệnh quan trọng đầu tiên.

Sứ mệnh liên hành tinh thành công đầu tiên của Trung Quốc đã lập bản đồ sao Hỏa hơn một năm sau khi tàu bay quanh quỹ đạo Thiên Vấn 1 (Tianwen-1) đến hành tinh đỏ.

Sứ mệnh Thiên Vấn 1 bao gồm một tàu quỹ đạo, một tàu đổ bộ và một tàu thám hiểm, được phóng từ Bãi phóng tàu vũ trụ Văn Xương trên bờ biển tỉnh đảo Hải Nam, miền nam Trung Quốc vào ngày 23.7.2020.

Đây là bước đầu tiên của Trung Quốc trong quá trình khám phá hành tinh hệ Mặt trời, với mục đích hoàn thành quỹ đạo, hạ cánh và di chuyển trên hành tinh đỏ trong cùng một sứ mệnh.

Đồ hoạ Thiên Vấn 1 hạ cánh xuống sao Hỏa. Ảnh: China News

Tàu vũ trụ Trung Quốc đã đi vào quỹ đạo sao Hỏa vào tháng 2.2021 sau hành trình gần 7 tháng xuyên không gian và dành hơn hai tháng để khảo sát các địa điểm hạ cánh tiềm năng.

Thiên Vấn 1 đã sử dụng máy ảnh có độ phân giải trung bình để chụp ảnh bề mặt sao Hỏa; tàu vũ trụ cũng hoàn thành các mục tiêu khoa học được giao cho sáu trọng tải khoa học khác trên tàu. Cột mốc quan trọng này có nghĩa là cả tàu quỹ đạo và tàu tự hành Chúc Dung - đi cùng với Thiên Vấn 1 trong chuyến đi tới sao Hỏa - hiện đã hoàn thành các nhiệm vụ khám phá khoa học theo kế hoạch, theo Cơ quan Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA).

Space đưa tin, CNSA cũng công bố những hình ảnh mới cho thấy một loạt đặc điểm bề mặt trên sao Hỏa được chụp bởi Thiên Vấn 1.

Các miệng núi lửa rải rác ở Arabia Terra được camera độ phân giải trung bình của Thiên Vấn 1 chụp lại. Ảnh: CNSA

Thiên Vấn 1 đến sao Hỏa vào tháng 2.2021 và đã hoàn thành 1.344 quỹ đạo tính đến ngày 29.6. Tàu vũ trụ bắt đầu chụp ảnh các phần bề mặt ở Utopia Planitia, một khu vực được chọn trước cho cuộc hạ cánh thành công của tàu thám hiểm Chúc Dung vào tháng 5.2021.

Vành đai núi lửa được camera độ phân giải cao của Thiên Vấn 1 chụp lại. Ảnh: CNSA

Khi Thiên Vấn 1 đã ở trên bề mặt sao Hỏa, tàu quỹ đạo chủ yếu cung cấp hỗ trợ chuyển tiếp thông tin liên lạc cho Chúc Dung cho đến tháng 11, khi tàu vũ trụ thay đổi quỹ đạo để bắt đầu chương trình khoa học của riêng mình, bao gồm khảo sát hành tinh đỏ.

Ascraes Mons và miệng núi lửa trung tâm được camera độ phân giải thấp của Thiên Vấn 1 chụp lại. Ảnh: CNSA

Các quan chức của CNSA sẽ tiếp tục công việc mặc dù đã hoàn thành các mục tiêu chính. Thiên Vấn 1 sẽ được sử dụng vào cuối năm nay cho một thử nghiệm bay trên không - sử dụng lực ma sát từ bầu khí quyển sao Hỏa để làm chậm tàu ​​vũ trụ - để chuẩn bị cho Thiên Vấn 3 - một sứ mệnh trả mẫu sao Hỏa phức tạp dự kiến ​​khởi động vào năm 2028. (Thiên Vấn 2 sẽ bỏ qua hành tinh đỏ, thay vào đó, sẽ thu thập mẫu từ tiểu hành tinh gần Trái đất và nghiên cứu mẫu đá không gian thứ hai; sứ mệnh đang nhắm mục tiêu phóng vào năm 2025).

Hình ảnh băng ở cực nam sao Hoả được Thiên Vấn 1 chụp lại. Ảnh: CNSA
Một phần của hệ thống các hẻm núi hình thành nên hẻm núi lớn nhất hệ Mặt trời Valles Marineris trong bức ảnh của Thiên Vấn 1. Ảnh: CNSA

Chúc Dung sau khi đi được 1.921,5 mét trên sao Hỏa, hiện đang ngủ đông do bây giờ là mùa đông ở bán cầu bắc của sao Hỏa. Chúc Dung dự kiến ​​sẽ hoạt động trở lại vào cuối năm khi bắt đầu mùa xuân - lúc các cảm biến của tàu phát hiện mức độ ánh sáng cao hơn từ mặt trời chiếu tới.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn