MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Vòng quanh thế giới dự những lễ hội đón năm mới độc đáo

Bảo Châu LDO | 01/02/2022 05:00
Khắp nơi trên thế giới hàng năm đều chào đón năm mới, nhưng mỗi nước, mỗi dân tộc lại có phong tục, tập quán khác nhau.

1. Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán hay Lễ hội mùa xuân, là một trong những phong tục đón năm mới theo âm lịch phổ biến ở một số nước Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc…

 Tết Nguyên đán phổ biến ở một số nước Châu Á. Ảnh: Tân Hoa Xã

2. Seollal

Lễ đón năm mới của Hàn Quốc được gọi là Seollal, trùng ngày với Tết Nguyên đán.

 Người Hàn Quốc đón năm mới trong ngày lễ Seollal. Ảnh: Korea travel

3. Losar

Lễ hội Losar đón năm mới được tổ chức trong 15 ngày bắt đầu từ ngày đầu tiên trong lịch âm dương Tây Tạng (Trung Quốc), thường rơi vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 dương lịch. Lễ hội là một nét văn hóa độc đáo ở Tây Tạng, Nepal, Bhutan và một số vùng nhất định của Ấn Độ. 

 Losar là lễ hội đón năm mới của người Tây Tạng. Ảnh: AFP

4. Nyepi

Nyepi là ngày lễ đón năm mới quan trọng nhất và thiêng liêng của người Hindu ở Bali, Indonesia. Đây cũng là một ngày nghỉ lễ chung cho cả nước. Nyepi là ngày của sự im lặng, ăn chay và thiền định. Năm 2022, Nyepi rơi vào ngày 3.3.

Lễ hội Nyepi của người Hindu ở Indonesia. Ảnh: Getty/AFP

5. Osun-osogbo

Hàng năm, người dân Nigeria bày tỏ lòng kính trọng đối với Osun, nữ thần sinh sản, trong lễ hội Osun-Osogbo, đây cũng chính là lễ hội chào đón năm mới.

 Người Nigeria ăn mừng lễ hội năm mới. Ảnh: Getty/AFP

6. Aluth Avurudda hoặc Puthandu

Ở Sri Lanka, một số vùng của Ấn Độ và Malaysia, lễ Aluth Avurudda hay Puthandu được các Phật tử và người theo đạo Hindu tổ chức hàng năm. Dựa trên lịch chiêm tinh, nó có nghĩa là để đánh dấu sự kết thúc của mùa thu hoạch và bắt đầu năm mới.

 Các món ăn trong ngày Aluth Avurudda. Ảnh: Facebook

7. Nowruz

Nowruz là năm mới của người Iran, là ngày bắt đầu của năm theo lịch Iran và ngày đầu tiên của mùa xuân hoặc xuân phân.

 Người Iran đón năm mới. Ảnh: Wiki

8. Rosh Hashanah

Rosh Hashanah là năm mới của người Do Thái, rơi vào mùa thu. Ngày này mang ý nghĩa đánh dấu sự khởi đầu của một mùa màng nông nghiệp và sự sáng tạo của Adam và Eva.

 Người đàn ông Do Thái thổi 'Shofar' (sừng của cừu đực) vào dịp năm mới. Ảnh: AFP

9. Songkran

Tết mừng năm mới của người Thái Lan được gọi là Songkran, tổ chức vào ngày đầu năm theo Phật lịch, tương ứng với ngày 13.4-15.4 hàng năm.

Đây là dịp để người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào mọi người để thể hiện may mắn.

 Màn té nước trong lễ hội Songkran của người Thái Lan. Ảnh: AFP

10. Willkakuti

Willkakuti là ngày kỷ niệm năm mới của người Aymara. Theo nghĩa đen Willkakuti là "Sự trở lại của Mặt trời," được người dân bản địa Aymara ở Bolivia, Chile và Nam Peru tổ chức để kỷ niệm ngày Đông chí ở Nam bán cầu. Vào ngày 21.6, người dân tập trung trước bình minh để chờ đợi những tia nắng đầu tiên của Mặt trời, chào đón Mặt trời mọc bằng những bài kinh và lễ vật.

 Người dân đón Mặt trời mọc. Ảnh: AFP

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn