MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Sự cô quạnh của làng nghề đã tồn tại mấy trăm năm, gốm Phước Tích chỉ đỏ lửa khi có dịp lễ hội. Ảnh: Đ.T

Gốm Phước Tích, những ký ức cuối cùng

Nguyễn Đắc Thành LDO | 11/07/2017 12:10
Căn nhà rường 150 tuổi ở làng Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế được ông Lê Trọng Diễn (70 tuổi) chọn để gửi vào đó những vui buồn một thời của gốm Phước Tích, những ký ức cuối cùng của một làng nghề mấy trăm năm.
Sự phát triển của gốm sứ ký kiểu hiện đại, bắt mắt là một dấu hiệu cho thấy sự lụi tàn của gốm truyền thống. Ở Phước Tích bây giờ vẫn có người làm gốm, nhưng làm ra những sản phẩm gốm hiện đại, được nung bằng khí gas, ít ai dùng kiểu nung lò đất truyền thống như xưa.
Những lò nung bằng đất như bây giờ chỉ còn là ký ức, nó được giữ lại phục vụ cho du khách tham quan. Ảnh: Đ.T
Để rồi giờ đây, những vui buồn, những ký ức vàng son một thuở của làng gốm chỉ còn tồn tại trong căn nhà rường 70 mét vuông của ông Lê Trọng Diễn. Ảnh: Đ.T
Căn nhà là nơi thích hợp để du khách có thể xem những sản phẩm gốm một thời của làng nghề. Ảnh: Đ.T
Những vật dụng sinh hoạt một thời của người dân giờ chỉ còn là ký ức, khi nó đã bị những gốm sứ hiện đại, bắt mắt cạnh tranh. Ảnh: Đ.T
Gạch, ngói là hai thứ được những người dân làm ra, chúng ra đời với xứ mệnh góp phần tạo nên nhà rường cổ Phước Tích. Nhưng khi nghề gốm mai một, nhà rường ở đây muốn phục dựng lại thì phải đi mua ngói, gạch ở nơi khác. Ảnh: Đ.T
Ông Diễn giữ lại những vật dụng này, để mai sau con cháu còn có cái mà biết, mà tự hào về làng nghề đã từng rất nổi tiếng. Ảnh: Đ.T
Và để rồi mỗi khi có ai đó đến, ông lại đứng ra giới thiệu những sản phẩm gốm cho khách như một vị hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Ảnh: Đ.T

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn