MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp Chính phủ thường kì tháng 8.2017 (ảnh: VGP).

Con gà của nông dân và quyền của “giấy phép con”

Thế Lâm LDO | 02/09/2017 07:00
Dư luận đã nghe ta thán nhiều về tình trạng “giấy phép con”, nhưng vẫn còn khó định lượng được sự khó khăn, gian nan mà người nuôi trồng, nhà sản xuất phải chịu đựng về nó. Thì đây, Thủ tướng đã đơn cử ra luôn: “Có ý kiến nói rằng nuôi gà chỉ mất 40 ngày nhưng thủ tục để tiêu thụ, xuất khẩu gà thì còn phức tạp, dài ngày hơn nuôi gà”.

Đó là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi đề cập đến tình trạng “giấy phép con, giấy phép cháu” tại cuộc họp Chính phủ thường kì tháng 8.2017.

Đây là một trong nhiều trường hợp về nỗi gian truân do “giấy phép con” gây ra. Tính đến hết tháng 7.2017, theo thống kê có tổng cộng 5.719 “giấy phép con” hay còn gọi là điều kiện kinh doanh tồn tại ở các bộ ngành.

Và tất nhiên, khi không được kiểm soát để tinh giản, dẹp bỏ, thì mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm càng thêm nhiều “giấy phép con” được sinh ra và có thể từ những “giấy phép con” lại “đẻ” ra thêm những “giấy phép cháu”.

Những “cháu con” này không mang tới niềm vui cho xã hội và nền kinh tế, mà chỉ gây thêm phiền hà, quan liêu, cửa quyền, ách tắc và thậm chí là những nguy cơ tiêu cực và tham nhũng trong bộ máy công quyền làm ngăn trở tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại thị trường nội địa Việt Nam và cả thị trường xuất khẩu.

Thủ tướng đã đề cập, từ những thông tin lắng nghe được, nắm bắt được từ người dân, doanh nghiệp: Nông dân nuôi gà 4 tháng đã có thể xuất được chuồng, nhưng để tiêu thụ và xuất khẩu được, thủ tục loằng ngoằng, nhiêu khê, có thể còn mất hơn 4 tháng. Đợi xong thủ tục, gà trong chuồng có khi đã quá lứa, quá chuẩn hàng hóa/sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu trong nhiều trường hợp.

Nhiều chuyên gia cho rằng, tình trạng “giấy phép con” ở Việt Nam có tính lạm phát theo chu kì. Bao năm qua, loại bỏ đợt “giấy phép con” này lại lạm phát sang đợt khác, doanh nghiệp vẫn tiếp tục kêu vì gặp lắm phiền hà, nhiêu khê. Vì thế, công tác rà soát sự lạm phát “giấy phép con” cũng cần chủ động theo chu kì để  loại bỏ, ít nhất mỗi năm một lần, chứ không phải chờ đến lúc doanh nghiệp kêu quá, Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo, thì mới làm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn