MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Đà Nẵng nguy cơ tụt hậu vì vướng mắc quá nhiều vào đất đai

Thanh Hải LDO | 14/06/2018 15:57

Đà Nẵng đang chậm lại và tụt hậu! Đó là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế tại hội thảo Quy hoạch phát triển Đà Nẵng đến năm 2030 (diễn ra hôm 11.6).

Gõ 2 chữ Đà Nẵng để tìm kiếm trên những bản tin thời sự, từ khóa hiện ra nhiều từ "kiểm điểm", "phê bình", "thu hồi", "cưỡng chế", "tháo dỡ"...

Đó là quyết định cưỡng chế, buộc tháo dỡ đối với 104 căn hộ xây trái phép của Mường Thanh Sơn Trà do Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ vừa chỉ đạo. Trước đó là cưỡng chế tháo dỡ các hạng mục xây dựng trái phép tại các dự án KS EDen, The Song...

Đó là văn bản giao nhiệm vụ cho các sở ngành liên quan nghiên cứu các thủ tục pháp lý thu hồi dự án nhà hàng, bến du thuyền tại khu vực phía nam cảng sông Hàn của ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) do Phó CT UBND TP Nguyễn Ngọc Tuấn vừa ký.

Quan điểm của lãnh đạo chính quyền Đà Nẵng hiện nay rất rõ ràng, dứt khoát là sẽ lập lại trật tự đô thị, xây dựng, thu hồi các dự án chậm triển khai, cấp trái luật và có dấu hiệu đầu cơ chuyển nhượng trục lợi... Nhưng thực tiễn không dễ dàng như quyết tâm chính trị.

Hơn 90% các quyết định cấp đất của chính quyền Đà Nẵng trước đây có dấu hiệu trái luật, như giao đất cho các tổ chức cá nhân với diện tích lớn (chủ yếu ven biển, trên bán đảo Sơn Trà, các khu đất vàng ở trung tâm và nhà công sản) nhưng không có dự án.

Giao đất thương mại dịch vụ nhưng thời hạn sử dụng lâu dài... Vì vậy, ngay cả khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì việc thu hồi cũng trở ngại về tính pháp lý. Ở nhiều lô đất, dự án cấp cho DN, cá nhân đã lộ diện rõ cái sai như dự án "Nhà hàng, bến du thuyền của ông Vũ "nhôm", dự án khu phức hợp thương mại, dịch vụ tại khu đất sân vận động Chi Lăng của ông Phạm Công Danh...

Nhưng người làm sai không còn, đang bị khởi tố điều tra, hoặc dự án thuộc diện "tang vật vụ án" thì lúng túng trong xử lý là tất yếu. Và sự lúng túng xử lý của cơ quan chức năng, chính quyền sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhiều người dân, nhà đầu tư thứ cấp. Đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự vận hành, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Thời điểm 2008 về trước, có trên 60% nguồn thu của Đà Nẵng là từ đất, hiện nay giảm còn chưa đến 10%. Dẫu vậy, các khoản thu từ thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp vẫn còn rất thấp. Điều đó cho thấy sự phát triển mà chỉ dựa vào đất như Đà Nẵng thời gian qua là không bền vững. Thậm chí, tiềm ẩn nhiều hệ lụy. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn