MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một trường hợp vi phạm giao thông đưa tiền cho CSGT tại chốt cầu Đuống (huyện Gia Lâm, Hà Nội) để được bỏ qua lỗi vi phạm vào chiều 8.3. Ảnh: báo Tiền phong

Dân đang rất cần người thực thi pháp luật đừng "mất điểm", bất ổn nữa!

Nhiệt Băng LDO | 22/03/2018 11:00
Không phải là đa số, chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh", nhưng không thể phủ nhận một thực tế rằng, hình ảnh một bộ phận người thực thi pháp luật của ngành công an, cảnh sát đang "mất điểm" trong mắt người dân. 

Theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, chắc hẳn nhiều người sẽ biết, ngành công an, cảnh sát thời gian qua xảy ra nhiều sự việc đáng buồn. 

Có thể dẫn dụ ra, đó là cảnh sát giao thông ở Hà Nội "làm luật" trắng trợn người điều khiển phương tiện giao thông. 

Đó là viên cảnh sát giao thông Cát Lái (thuộc PC 67, Công an TP Hồ Chí Minh) không nắm quy định về Công ước 1968 (Công ước về Giấy phép lái xe Quốc tế) là bằng lái xe do nước Đức cấp nằm trong danh sách được phép sử dụng tại Việt Nam.

Đó là trưởng công an một xã có dấu hiệu bảo kê bãi quặng vonfram hoạt động trái phép ở Khánh Hòa...

Và đặc biệt là vụ việc ông Nguyễn Thanh Hóa - nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) bị khởi tố về hành vi "Tổ chức đánh bạc".

"Cần phải xem lại quá trình giáo dục đào tạo của ngành công an, cảnh sát chứ phản cảm quá đi" - một người đã bình phẩm như thế khi xem video clip 2 cảnh sát cơ động lớn tiếng, nắm cổ áo dân, trong khi dân nói năng thật nhỏ nhẹ, từ tốn. 

Trước nhiều máy điện thoại đang chĩa vào mình, 2 cảnh sát cơ động này tự thấy đuối lý, không xử lý được người điều khiển phương tiện quên mang bằng lái, nên chọn cách "chuồn là thượng sách".

Nhưng không phải "chuồn" là xong. Họ "chuồn", để lại sau lưng tiếng reo hò, chê cười của những người chứng kiến sự việc. Và hình ảnh xấu xí đó còn lưu lại trong trí óc của không ít người. 

Những sự việc tương tự, nếu liệt kê thì hàng giờ, hàng ngày cũng không hết. Vậy thì, câu hỏi lớn đặt ra là, người thực thi luật mà "làm luật", không nắm luật, vô đạo đức, hành xử một cách côn đồ... thì làm sao niềm tin vào lực lượng thừa hành nhiệm vụ trong dân không sa sút cho được. 

Hơn lúc nào hết, bằng phương cách nào đó, ngành công an, cảnh sát phải phấn đấu lấy lại hình ảnh của mình trong lòng dân, phải kiên quyết loại bỏ những người thừa hành quyền vụ nhưng "có máu" lộng quyền, coi thường luật pháp, nếu muốn được dân tin yêu, tin tưởng và kỳ vọng vào thượng tôn pháp luật.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn