MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Minh hoạ của ĐAN

Đề án đào tạo 23 nghìn Tiến sĩ: Thất bại vì quá “lãng mạn”?

QUANG ĐẠI LDO | 07/01/2018 10:14
Với số nghiên cứu sinh (NCS) bảo vệ thành công, đúng kỳ hạn chỉ đạt 23%, “Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ (TS) các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020” (gọi tắt là Đề án 911) tính đến hết năm 2016 đã thất bại.

Đây có thể nói là một thông tin không vui cho ngành giáo dục, vốn đã có nhiều sóng gió trong mấy năm vừa qua.

Được đầu tư 14.000 tỉ đồng, Đề án 911 đã đặt ra mục tiêu giải quyết được tình trạng triền miên thiếu giảng viên đại học có trình độ TS.

Sự thất bại của Đề án 911 cho thấy độ “vênh” giữa kế hoạch, dự án và thực tiễn chất lượng nguồn đào tạo TS của giáo dục đại học nước ta hiện nay. Cần xem lại khâu khảo sát, thống kê dữ liệu, của bộ phận tham mưu trước khi ban hành Đề án.

Chỉ riêng con số đào tạo 23.000 TS, cũng thấy được mức độ… lãng mạn của đề án.

Không chỉ Đề án 911, mà thực tế đã có nhiều Đề án, dự án, kế hoạch… đặt ra những mục tiêu to lớn, đầy tham vọng nhưng kết quả rất khiêm tốn.

Những người tham gia xây dựng Đề án 911, không chỉ sơ sài trong khâu thống kê dữ liệu nguồn nhân lực, mà còn không dự đoán, tiêu liệu được những khó khăn, vướng mắc khi Đề án đi vào thực tiễn, từ đó chuẩn bị các giải pháp ứng phó.

Lâu nay, tình trạng “chảy máu chất xám” đã được cảnh báo rất nhiều lần. Đề án 911 là dịp để một số nước “mồi chài” các nhân tài của chúng ta, tuy nhiên, những người xây dựng Đề án đã bị động, lúng túng.

Thực tế, số NCS (nghiên cứu sinh) đào tạo ngoài nước bỏ học là 45 người. Số NCS hoàn thành khoá học về nước 549 NCS đạt 75% số NCS hết thời hạn nghiên cứu.

Có 7 NCS được cử đi đào tạo ở nước ngoài nhưng không quay về cơ sở đào tạo cử đi học, phải bồi hoàn 9,364 tỉ đồng nhưng 4 NCS chưa thực hiện bồi hoàn số tiền 4,513 tỉ đồng.

Đề án “vỡ”, không chỉ thất thoát về tiền bạc, mà còn thất thoát về nguồn chất xám vốn không phải quá dồi dào.

Đây là dịp để chúng ta nhìn nhận lại, một cách nghiêm túc và trung thực, về những yếu kém, bất cập trong quản lý, đào tạo đại học hiện nay.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn