MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hiện trường vụ tai nạn giao thông kinh hoàng tại Bình Thuận sáng 22.5 (ảnh minh họa)

Những con số vô hồn nhưng… biết nói

NGUYỄN MINH THANH LDO | 30/05/2016 15:35
Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa có Báo cáo về tình hình trật tự an toàn giao thông tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2016.Theo đó, trong 4 tháng đầu năm 2016 (tính từ ngày 16.12.2015 đến 15.4.2016), cả nước xảy ra 6.627 vụ, làm chết 2.862 người, làm bị thương 5.848 người. Tính ra, mỗi ngày có khoảng 24 người chết vì tai nạn giao thông, một con số không hề nhỏ.

Chưa hết, “trung bình mỗi ngày có hàng chục trẻ em và người chưa thành niên bị tử vong do tai nạn thương tích” (1) cũng là thông tin chính thức vừa được công bố tại buổi họp báo 25.5.2016 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức. Cụ thể hơn, có khoảng 9 trong 10 người chết thuộc độ tuổi 0-19(2). 

Thứ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh: “Nước ta có bờ biển dài, hệ thống sông ngòi dày đặc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước với trẻ em. Tuy nhiên, chúng ta phải biến những điều này thành ưu thế để dạy trẻ biết bơi và ứng phó khi gặp tai nạn đuối nước. Việc phổ cập dạy bơi, dạy các kỹ năng an toàn dưới nước cho trẻ em là một trong những giải pháp cơ bản để giảm thiểu tai nạn đuối nước cho các em”.

Báo cáo của Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về tình hình trật tự an toàn giao thông tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2016 cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2016 (tính từ ngày 16.12.2015 đến 15.4.2016), cả nước xảy ra 6.627 vụ, làm chết 2.862 người, làm bị thương 5.848 người (3).  

Như vậy, qua báo cáo của hai cơ quan này thì mỗi ngày trung bình đã có khoảng 34 người chết vì những tai nạn thương tâm, nhẩm tính đã thấy có khoảng hơn 1.000 người chết mỗi tháng và hơn 12.000 người chết mỗi năm. Những tai nạn này chắc chắn con người có thể tránh được một cách tối thiểu và tương đối.

Ở vị thế và vai trò của bà Thứ trưởng đã nói rằng, nước ta có bờ biển dài và là lợi thế để dạy trẻ biết bơi và tránh đưối nước, nhưng thử hỏi rằng hằng năm những con số trên thường xuyên được cập nhật và gây nhói lòng, tại sao nó không giảm?  

Nỗi đau mà các bậc làm cha làm mẹ có con chết vì đuối nước thì không ai san sẽ được, nhưng tại sao “lợi thế” để dạy trẻ biết bơi đã không thực hiện được? Có chăng sự chậm trễ và đùn đẩy nhau trong trách nhiệm phổ cập kỹ năng cho trẻ? Sẽ đến bao giờ những đứa trẻ được sống cuộc sống an bình và các bậc cha mẹ không nơm nớp lo sợ khi bước chân ra khỏi nhà. 

Tất cả những cố gắng nhằm giữ an toàn cho trẻ chỉ mới diễn ra ở nhà trường thông qua chương trình phổ cập bơi lội và cũng không thường xuyên. Cơ quan chức năng ở đâu trong sự phối hợp quyết liệt nhằm giảm nhanh những những đám tang của kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh? Những sinh hoạt cộng đồng trong khu dân cư, trong lối xóm, đoàn thanh niên, hội phụ nữ…ở đâu trong việc bảo vệ cuộc sống của trẻ nhỏ? Các hội đoàn này có nhận ra trách nhiệm của mình không hay lại đổ lỗi do kinh phí, do không được phân công, không có chức năng… Hãy đặt mình vào vị trí của những người làm cha mẹ trong sự mất mát đó xem mình có thờ ơ nổi không! 

Còn tai nạn giao thông thì sao ? Những chiếc xe cũ kỹ được “châm chước” lưu thông, những chuyện “làm luật” giữa người vi phạm và lực lưỡng chức năng nhằm xí xóa lỗi vi phạm của lái xe, những bác tài ngông cuồng xem thường sinh mạng con người lưu thông với tốc độ cao… đang cho thấy luật pháp đã không được xem trọng. 

Các Ủy ban được thành lập không nên chỉ làm công việc thông kê ra những con số vô hồn, hãy cố gắng tìm ra giải pháp hữu hiệu để những con số biết nói kia thay đổi hành vi và tạo ra những chương trình hành động thiết thực để bảo vệ sinh mạng con người. 

NGUYỄN MINH THANH GV THCS HƯNG LONG, BÌNH CHÁNH, TP.HCM.

Nguồn: (1) http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=24700 

(2)  Báo Tuổi trẻ ngày 26/05/2016 

(3) http://www.mt.gov.vn/atgt/tin-tuc/42146/tngt-4-thang-dau-nam-2016-giam-ca-3-tieu-chi.aspx   


 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn