MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Trạm thu phí BOT Cai Lậy. Ảnh: PV

Phí trạm BOT Cai Lậy phải giảm còn 10 nghìn đồng/lượt mới hợp lý

QUANG ĐẠI LDO | 17/08/2017 12:29
Trước áp lực của “cuộc chiến tiền lẻ”, Bộ GTVT đã phải giảm phí trạm BOT Cai Lậy, từ 35.000 - 180.000 đồng/lượt xuống 25.000-140.000 đồng/lượt từ ngày 21.8, đồng thời áp chính sách miễn giảm 50% hoặc 100% cho người dân địa phương sống quanh trạm. Tuy nhiên, bất cập vẫn còn đó.

Cái lý của nhà đầu tư và Bộ GTVT là doanh nghiệp bỏ tiền ra nâng cấp mặt đường QL1 nên có quyền đặt trạm thu phí tại đây. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn đầu tư xây dựng tuyến tránh.

Tuy nhiên, dư luận không đồng tình, bởi vì việc nâng cấp, bảo trì quốc lộ, người dân đã đóng quỹ bảo trì đường bộ, bây giờ phải nộp phí BOT, là “phí chồng phí”.

Trong trường hợp vẫn duy trì trạm thu phí BOT Cai Lậy ở vị trí hiện nay, thì mức phí phải giảm bao nhiêu là hợp lý?

Theo thông tin, tuyến tránh qua Cai Lậy được thi công mới hơn 12km và sửa chữa mặt đường chiều dài hơn 26km; tổng kinh phí khoảng 1.400 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí xây dựng tuyến tránh là 1.000 tỷ đồng và kinh phí sửa chữa mặt đường QL1 là 400 tỷ đồng.

Theo nguyên tắc “ăn gì trả nấy”, phương tiện lưu thông trên QL1 chỉ phải trả phí để hoàn vốn 400 tỷ đồng, tương đương 28,6%.

Mức phí phải trả, cũng tương ứng, nghĩa là chỉ bằng 28,6% so với mức hiện tại, tương đương (10.000 – 51.500 đồng).

Nghĩa là, mức phí hiện nay phải giảm đến 71,4%. Đồng thời, nhà đầu tư có quyền đặt trạm thu phí tại tuyến tránh, và mức phí ở đây sẽ là 71,4% so với mức phí hiện tại. Tương đương 25.000 – 128.500 đồng.

Tài xế có quyền lựa chọn đi tuyến tránh hoặc đi tuyến QL1.

Một số chuyên gia cho biết, việc bỏ kinh phí nâng cấp QL1 rồi tiến hành kinh doanh, thu phí là trái luật. Điều 46, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nêu rõ: “Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài được đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, việc kinh doanh khai thác đường bộ chỉ áp dụng đối với tuyến đường được “đầu tư xây dựng” (làm mới), chứ không phải cải tạo, nâng cấp.

Theo Điều 49, Luật Giao thông đường bộ năm 2008: Nguồn tài chính để quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ và đường địa phương được bảo đảm từ quỹ bảo trì đường bộ. Quỹ bảo trì đường bộ được hình thành từ các nguồn sau đây: a) Ngân sách nhà nước phân bổ hàng năm; b) Các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn