MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

5 cách để giảm lượng đường trong máu

THANH THANH (THEO HEALTHLINE) LDO | 27/05/2021 07:00

Theo trang Healthline, lượng đường trong máu cao xảy ra khi cơ thể bạn không sản xuất đủ hoặc sử dụng hiệu quả insulin, một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Dưới đây là 5 cách dễ dàng để giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn đạt được và duy trì cân nặng vừa phải và tăng độ nhạy cảm với insulin. Độ nhạy insulin tăng lên có nghĩa là các tế bào của bạn có thể sử dụng tốt hơn lượng đường có sẵn trong máu của bạn.

Tập thể dục cũng giúp cơ bắp của bạn sử dụng lượng đường trong máu để tạo năng lượng và co cơ. Các hình thức tập thể dục hữu ích bao gồm cử tạ, đi bộ nhanh, chạy, đi xe đạp, khiêu vũ, đi bộ đường dài, bơi lội...

Uống đủ nước có thể giúp bạn giữ lượng đường trong máu trong giới hạn lành mạnh. Ảnh: Thanh Thanh.

Uống nước và giữ đủ nước

Uống đủ nước có thể giúp bạn giữ lượng đường trong máu trong giới hạn lành mạnh. Ngoài việc ngăn ngừa tình trạng mất nước, uống đủ nước còn giúp thận thải lượng đường dư thừa ra ngoài qua nước tiểu.

Uống nước thường xuyên giúp bù nước cho máu, giảm lượng đường trong máu và có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bạn nên cẩn thận với đồ uống có đường do loại này làm tăng lượng đường trong máu, tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Kiểm soát khẩu phần ăn

Kiểm soát khẩu phần giúp điều chỉnh lượng calo hấp thụ và có thể giúp duy trì cân nặng vừa phải. Việc cân nặng được quản lý giúp ổn định lượng đường trong máu và có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Theo dõi khẩu phần của bạn cũng giúp giảm lượng calo tiêu thụ và lượng đường trong máu tăng đột biến sau đó. Dưới đây là một số mẹo hữu ích để quản lý kích thước khẩu phần:

- Sử dụng đĩa nhỏ hơn.

- Đọc nhãn thực phẩm và kiểm tra khẩu phần.

- Viết nhật ký thực phẩm.

- Ăn chậm.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc mang lại cảm giác tuyệt vời và cần thiết cho sức khỏe tốt. Mất ngủ và thiếu nghỉ ngơi cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và độ nhạy insulin. Điều này có thể làm tăng cảm giác thèm ăn và thúc đẩy tăng cân.

Thiếu ngủ làm giảm việc giải phóng các hormone tăng trưởng và làm tăng nồng độ cortisol. Cả hai đều đóng vai trò thiết yếu trong việc quản lý lượng đường trong máu.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn