MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một số loại thực phẩm sau khi được hâm nóng ngoài việc giảm giá trị dinh dưỡng còn dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Đồ họa: SC

5 loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể nhưng tuyệt đối không nên hâm nóng

Hương Giang (Theo huffpost) LDO | 22/05/2021 15:00

Hâm nóng lại thực phẩm là một thói quen phổ biến mà nhiều người hay làm khi phải ăn muộn hoặc để tránh lãng phí thức ăn. Thức ăn thừa của bạn vẫn còn rất nhiều, nhưng chúng có thể không chứa nhiều dinh dưỡng như lần nấu chín đầu tiên.

Theo bà Abigail Phillips, một chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Nhi đồng & Trung tâm Y tế ở Omaha, Nebraska, Mỹ: "Thay đổi lớn nhất khi hâm nóng thức ăn là mất các vitamin tan trong nước. Vitamin C và vitamin B đặc biệt nhạy cảm với nhiệt, vì vậy việc hâm nóng lại sau khi đã nấu chín một lần có thể làm tăng tổn thất các vitanmin này".

Dưới đây là những loại thực phẩm có thể không tốt cho sức khỏe nếu được hâm nóng lại lần thứ hai.

Bông cải xanh

Bông cải xanh có chứa nhiều vitamin tan trong nước như vitamin C. Vì vậy, một số giá trị dinh dưỡng khi nấu chín đã bị mất đi. Theo nhiều nghiên cứu, bông cải xanh chứa 132 mg vitamin C mỗi khẩu phần.

Chưa hết rau xanh này cũng bị mất folate khi hâm nóng. Bà Phillips giải thích: “Folate giúp cơ thể hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và có thể làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Và folate cũng rất nhạy cảm với nhiệt và có thể bị phá hủy khi hâm nóng".

Khoai tây

Theo các nghiên cứu, một củ khoai tây cung cấp khoảng 27 mg vitamin C (45% giá trị cần thiết hàng ngày), đủ điều kiện để biến khoai tây là “nguồn tuyệt vời” của vitamin. (Trong khi đó, khoai lang chứa khoảng 3,2 mg vitamin C, chiếm 5% giá trị cần thiếtn hàng ngày). Vì vậy, giống như bông cải xanh, bạn sẽ mất đi một phần khả năng dinh dưỡng của khoai tây khi tái chế.

Trứng nấu chín

Trứng luộc là một trong số ít thực phẩm thực sự có hương vị khá ngon mà không cần hâm lại. Trước hết, việc cho vào lò vi sóng một quả trứng luộc chín có thể dẫn đến một vụ nổ nguy hiểm, vì vậy hãy tránh xa điều đó. Nhưng thứ hai, việc nấu ăn trong nước có xu hướng làm giảm hoạt tính chống oxy hóa của trứng, bất kể phương pháp nấu ăn nào được áp dụng (luộc, rán, nướng).

Theo Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA), bạn có thể dự trữ các món ăn từ trứng nấu chín trong tủ lạnh trong vài ngày nhưng phải tiêu thụ chậm nhất trong vòng 3 đến 4 ngày sau đó. Ngoài ra, tránh đưa trứng ra khỏi tủ lạnh của bạn lâu hơn 2 giờ. Nếu thời tiết ấm và nhiệt độ cao hơn 32°C thì bạn cũng nên tránh bỏ trứng ra bên ngoài quá 1 tiếng.

Dầu thực vật

Cũng theo bà Phillips giải thích: “Dầu thực vật chứa các axit béo không bão hòa. Khi tiếp xúc với nhiệt và để nguội nhiều lần, những chất béo có lợi cho tim này bắt đầu hình thành các liên kết khác nhau và có thể chuyển hóa thành các axit béo, làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể và cuối cùng có thể dẫn đến những bệnh như bệnh tim”.

Nếu bạn ăn cá để bù đắp tình trạng thiếu máu hoặc thiếu B6, hãy lưu ý. Cá (đặc biệt là cá ngừ vây vàng và cá hồi mắt đen) có chứa pyridoxine (còn được gọi là B6), được sử dụng để điều trị một số loại thiếu máu và thiếu hụt B6.

Nhưng pyridoxine rất nhạy cảm với nhiệt và khi cá mất thành phần nước khi hâm nóng lại, pyridoxine sẽ tiếp tục bị rửa trôi ra khỏi cá.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn