MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

5 tác hại của việc uống trà mỗi ngày

HẠ MÂY (Theo pubmed) LDO | 13/02/2022 11:00

Mặc dù không ít nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của trà tuy nhiên, uống quá nhiều thức uống này mỗi ngày, chúng ta có thể sẽ gặp phải nhiều tác hại.

Giảm khả năng hấp thu sắt

Trà là nguồn cung cấp tannin dồi dào. Đây là hoạt chất có khả năng tương tác với sắt trong một số loại thực phẩm, khiến cơ thể không thể hấp thụ khoáng chất này. Từ đó, tình trạng thiếu sắt sẽ xảy ra, kèm theo hệ quả thiếu hụt hồng cầu.

Mặt khác, hàm lượng tannin trong trà có khả năng thay đổi đáng kể, tùy thuộc vào loại trà và cách bạn pha chế. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng sắt cần thiết, bạn vẫn nên uống ít hơn 710ml trà mỗi ngày.

Tăng sự lo lắng, căng thẳng và bồn chồn

Tương tự cà phê, lá trà cũng chứa rất nhiều caffeine. Việc tiêu thụ một lượng lớn caffeine có nguy cơ góp phần tạo nên cảm giác lo lắng, căng thẳng hoặc bồn chồn.

Theo nghiên cứu, hồng trà có xu hướng chứa nhiều caffeine hơn trà xanh. Bên cạnh đó, thời gian ngâm lá trà càng lâu, lượng caffeine tiết ra trong ly trà càng nhiều.

Do đó, nếu bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng sau mỗi lần uống trà, hãy hạn chế thói quen này lại để làm thuyên giảm triệu chứng.

Khó ngủ

Hàm lượng lớn caffeine trong trà cũng là nguyên nhân gây gián đoạn chu kỳ ngủ – thức của một người. Điều này xuất phát từ việc caffeine ức chế quá trình sản sinh melatonin, một loại hormone đóng vai trò quyết định chất lượng giấc ngủ.

Cơ thể sẽ cần ít nhất 6 giờ để xử lý caffeine. Do đó, để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn không nên uống trà sau 15h.

Buồn nôn

Một số hợp chất trong trà có thể gây buồn nôn, đặc biệt khi chúng được tiêu thụ với số lượng lớn hoặc bạn uống trà khi bụng rỗng.

Cụ thể hơn, chất tannin trong lá trà có khả năng kích thích mô tiêu hóa, từ đó kéo theo các triệu chứng khó chịu như đau dạ dày, cào ruột, buồn nôn…

Trong trường hợp này, bạn có thể khắc phục bằng cách dùng thêm thức ăn nhẹ hoặc cho thêm ít sữa vào trà. Sau khi phản ứng với protein và carbohydrate, khả năng kích ứng tiêu hóa của tannin sẽ giảm đi đáng kể.

Dễ gây ợ nóng

Gây ợ nóng là một tác dụng phụ khác của việc hấp thụ quá nhiều caffeine. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn khiến các triệu chứng trào ngược axit dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, bằng cách làm cho cơ thắt ngăn giữa dạ dày và thực quản thả lỏng, từ đó cho phép dịch bao tử dễ dàng chảy ngược lên thực quản.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn