MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến nồng độ axit uric. Đồ hoạ: Hạ Mây

6 điều cần lưu ý khi ăn uống giúp kiểm soát nồng độ axit uric

HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG) LDO | 08/09/2023 18:30

Ngoài chế độ ăn nhiều purine có thể dẫn đến tăng axit uric máu, việc ăn quá nhiều đồ ngọt cũng ảnh hưởng xấu đến axit uric trong máu. Do đó, trong chế độ ăn uống hằng ngày chúng ta cần lưu ý một số điều để kiểm soát nồng độ axit uric.

Ăn ít thực phẩm có hàm lượng fructose cao

Ăn ít trái cây ngọt, đặc biệt là những loại có hàm lượng đường fructose cao. Do hàm lượng fructose trong máu tăng cao sẽ dẫn đến hàm lượng axit uric trong máu và nước tiểu tăng nhanh.

Ăn ít gia vị

Các loại thực phẩm như dầu hào, sốt bào ngư, sốt hải sản, sốt nấm, nước gà cô đặc… cũng có hàm lượng purine cao trong gia vị. Sự gia tăng nhanh chóng lượng axit uric trong máu có thể dẫn đến sự khởi phát của bệnh gút.

Uống ít cà phê và trà đặc

Đồ uống như trà và cà phê đặc sẽ không làm tăng hàm lượng purine, nhưng có thể kích thích thần kinh tự chủ, làm nặng thêm bệnh, có thể gây ra các cơn gút cấp tính.

Không uống bia, rượu

Trong bia, rượu có chứa purin. Rượu, bia có thể thúc đẩy quá trình hấp thu purine. Ngoài ra, còn có thể làm tăng đào thải axit uric và làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút hoặc axit uric cao.

Ăn ít hạt, trái cây sấy

Không nên đánh giá thấp hàm lượng purine trong hạt thực vật, trái cây sấy khô và súp lơ, rau bina, nấm... lượng ăn vào vẫn phải được kiểm soát.

Ăn ít nội tạng và cá

Người có axit uric cao cần phải kiểm soát thực phẩm có hàm lượng purine cao trong thời gian dài như nội tạng động vật, cá mòi, cá cơm, cá thu... Đây là những thực phẩm người bị axit uric cao không nên ăn quá nhiều.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn