MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người mắc bệnh gút không nên ăn những phần thịt màu thẫm của gà như đùi, má đùi... vì chứa nhiều purin, gây tăng nồng độ axit uric máu. Ảnh: Kiều Vũ

Bệnh gút có nên ăn đùi gà không?

Kiều Vũ (tổng hợp từ Webmd & Livestrong) LDO | 04/04/2024 06:00

Người mắc bệnh gút cần lựa chọn các bộ phận của gà khi ăn để tránh làm tăng axit uric.

Axit uric có nguồn gốc từ purin. Đó là những hóa chất có trong mọi tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm. Nếu bị bệnh gút và tăng axit uric máu, điều quan trọng là phải xem xét loại và lượng purin hấp thụ.

Những người bị bệnh gút nên duy trì tổng lượng chất béo ở mức 30% hoặc ít hơn lượng calo hàng ngày.

Thịt gà là món thực phẩm có hàm lượng purin khá lớn, trung bình 160mg/100g. Do đó, nếu đang bị gút mà muốn ăn thịt gà cần lưu ý: Khi đang bị cơn đau cấp tính do gút thì tuyệt đối không ăn thịt gà trong vòng 48h để hạn chế sự có mặt của purin trong cơ thể; chỉ sử dụng thịt gà tươi, không sử dụng thịt gà đã qua chế biến cấp đông…

Đặc biệt, người mắc bệnh gut chỉ nên ăn những phần nạc nhất của gà, mà tốt nhất là ức gà không da. Còn thịt đùi gà thì nên hạn chế, hoặc tốt nhất là không nên sử dụng, vì phần thịt đùi gà là một trong những bộ phận có hàm lượng purin khá lớn, có thể lên đến 300mg/100g. Bên cạnh thịt đùi gà, người mắc bệnh gút cũng nên hạn chế ăn những phần thịt có mầu sẫm (hay gọi là phần thịt đen) của gà chúng cũng chứa nhiều purin.

Những người mắc bệnh gút chỉ nên ăn không quá 180g thịt gà một ngày và không quá 3 ngày/tuần để cơ thể có thể tiêu hóa được lượng dinh dưỡng trọn vẹn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn