MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cây tre - "thần dược" mọc bên đường. Ảnh: Từ Ân

Cây tre - "thần dược" bên đường không nhiều người biết

Tường Minh LDO | 05/06/2022 14:00

Không nhiều người biết, cây tre là một loại "thần dược" có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thai, điều trị động thai; điều trị chảy máu cam; điều trị băng huyết... rất hiệu quả.

Cây tre còn có tên gọi khác là là cây trúc nhị thanh, cây trúc nhự, trúc lịch… Tên khoa học là Caulis Bambusae in Taenia.

Theo Lương y Thích Tuệ Tâm, Giám đốc Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa (Huế), cây tre có vị ngọt, tính hơi lạnh, vào 3 kinh phế, vị và can (gan). 

Trong Đông y, cây tre thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc; an thai, điều trị động thai; điều trị chảy máu cam; điều trị băng huyết cho phụ nữ. Đặc biệt, lá tre non còn có công dụng điều trị ho, kinh phong (bệnh động kinh) ở trẻ nhỏ rất hiệu quả.

Dưới đây là các bài thuốc từ cây tre và cách dùng:

- Điều trị chứng chảy máu cam, động thai, băng huyết, kinh nguyệt không ngừng, thanh nhiệt giải độc: Vỏ cây tre tẩm nước gừng, sao vàng hạ thổ. Mỗi ngày dùng 20g sắc với 1 lít nước để uống trong ngày.

- Điều trị ho, sốt, nóng trong, cảm mạo, phù nề, trẻ nhỏ kinh phong (động kinh ở trẻ nhỏ): Lá tre non khô 35g – 40g sắc với 1,5 lít nước để uống trong ngày. Có thể dùng nước lá tre để rửa vết thương để sát trùng.

- Nhuận tràng, điều trị cấm khẩu, điên cuồng, động kinh: Dùng cây tre non nướng lên, vắt lấy nước uống trong ngày.

- Điều trị co giật, động kinh: Cạo lấy màng màu trắng hoặc vàng bên trong ruột cây nứa, cây tre sắc nước uống hàng ngày.

- Cầm máu vết đứt hay chảy máu chân răng: Cạo phần phấn trắng trong ruột của cây tre đặt vào vết thương sẽ ngừng chảy máu.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn