MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Dùng đúng cách lá lốt sẽ hiệu quả, sai cách sẽ độc hại

Tuấn Đạt (T/ h) LDO | 29/12/2019 11:03

Là lốt là cây thân thảo đa niên tên khoa học là Sảmentosum, thuộc họ Hồ tiêu. Đây là loại lá được ưa chuộng tại Việt Nam để chế biến thành nhiều món ăn ngon nhưng ít người biết rằng tiền thân của lá lốt khi được tìm thấy lại chính là thành phần của những liều thuốc đông y xưa.

Cái gì cũng vậy, dùng ít thì tốt, nhiều quá đều có hại, lá lốt không tránh khỏi điều đó. Khi biết sử dụng đúng cách thì lá lốt sẽ trở thành vị thuốc hữu dụng.

Theo kết quả nghiên cứu thì lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và đặc biệt là loại thuốc để giảm đau. Còn theo những thầy lang nổi tiếng thuở xưa, bên cạnh những đặc tính ấm, nóng và hơi cay thì lá lốt còn có thể được dùng như loại dạng làm ấm bụng, trừ đi cái lạnh trong cơ thể, đưa những luồng khí đó đi khắp cơ thể.

Dân gian còn lan truyền rằng dùng lá lốt đốt lên sẽ còn giảm được triệu chứng đau nhức xương khớp, ra mồ hôi chân tay, mụn nhọt…

Trị mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày:

Hái tía tô, dùng khoảng 30 gram kết hợp với thân cây chanh, lá chanh, lá ráy mỗi loại 15 gram rồi bỏ vỏ ngoài thân chanh, mang đi phơi khô. Đun tất cả lên, lấy bã đắp lên chỗ mụn nhọt và băng lại, mỗi ngày đắp một lần, đắp liên tục trong ba ngày.

Nếu có điều kiện, kết hợp thêm nấm linh chi để diệt khuẩn nhanh sẽ làm lành cả vết thương.

Mụn nhọt có thể được điều trị bằng lá lốt giã nhuyễn. Ảnh: T. L.

Trị đau nhức xương khớp:

Sử dụng 20 - 30 gram lá lốt tươi, sắc ấm thuốc cùng hai bát nước con rồi đun cho đến khi còn một nửa. Uống khi còn ấm sau bữa ăn tối và liên tục tối thiểu 15 ngày. Có thể kết hợp với các loại khác như bưởi, vòi voi, cỏ xước mỗi loại 30 gram.

Chữa đau bụng do nhiễm lạnh:

Dùng 20 gram lá lốt tươi, rửa sạch rồi cho vào 300ml nước đun cho đến khi còn 100ml. Uống khi còn ấm, một ngày một lần trước bữa tối. Sử dụng liên tiếp 3 ngày để thấy hiệu quả rõ nhất.

Đau bụng do nhiễm lạnh chỉ cần uống nước đun từ lá lốt sẽ giảm được cơn đau.

Chữa bệnh tổ đỉa trên bàn tay:

Sử dụng 20 - 30 gram lá lốt tươi, giã ra lấy nước cốt uống. Sử dụng thêm nước đun sôi với bã lá lốt, đun lên trong vòng 5 phút với ba bát nước để rửa chỗ tổ đỉa, rồi lấy bã đắp vào. Trị liệu liên tục trong 5 - 7 ngày, mỗi sáng và tối dể đạt hiệu quả tốt nhất.

Trị chứng ra nhiều mồ hôi chân tay:

Sử dụng 30 - 40 gram lá lốt tươi, rửa sạch, đun sôi với 1 lít nước trong 3 phút, thêm ít muối lúc sôi rồi dùng để ngâm rửa tay chân, lau khô. Nếu vẫn bị có thể dùng cả bã lá lốt để chà lên tay, giữ nguyên vài phút rồi rửa sạch. Làm liên tục từ 5 - 7 ngày.

Lá lốt có thể điều trị được triệu chứng ra mồ hôi tay.

Kết hợp thêm là uống nước lá lốt cùng 3 bát nước sôi, đun khi nào cạn hơn nửa thì chia ra uống hai lần trong ngày. Liên tục cùng với thời gian ngâm tay ngâm chân. Hết đợt có thể để nghỉ từ 2 - 3 ngay rồi lại lặp lại như thế. Thực hiện cho đến khi triệu chứng này hết hẳn.

Tuy nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng có thể dùng. Đối với những người bị đau dạ dày thì đây chính là loại lá nên tránh xa, vì với tính nóng, lá lốt sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm một nguy hiểm hơn.

Hãy cẩn thận trước khi dùng lá lốt để làm liều thuốc của mình.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn