MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ăn bánh chưng cần chú ý để không ảnh hưởng tới quá trình giảm mỡ bụng. Ảnh: Phạm My

Lưu ý ăn bánh chưng để không ảnh hưởng giảm mỡ bụng, không tăng đường huyết

Kiều Vũ (T/H) LDO | 08/01/2024 21:05

Chỉ cần ăn khoảng 1/4 chiếc bánh chưng 100g là đã nạp vào cơ thể khoảng 500kcal, tương đương 2 bát cơm cỡ vừa. Vậy ăn bánh chưng như thế nào để không ảnh hưởng quá trình giảm mỡ bụng và không bị tăng đường huyết.

Trong 100g bánh chưng có 181kcal; 4,3g chất đạm; 4,2g chất béo; 31,6g chất bột đường, 0.6g chất xơ, 26g canxi, 0,94g sắt và 1,4g kẽm. Để ăn bánh chưng mà không bị tích mỡ bụng thì chỉ nên ăn 1/8 chiếc bánh chưng cho một lần ăn. Bởi vì 1/8 chiếc bánh chưng cỡ vừa đã có khoảng 300kcal; đồng thời khi đã ăn 1/8 chiếc bánh chưng thì nên giảm 1 bát cơm. Đây chính là cách kiểm soát được năng lượng nạp để đảm bảo không bị tích mỡ, nhất là mỡ bụng.

Một lưu ý khác khi ăn bán chưng là, để không sợ béo, hạn chế tăng đường huyết (đối với bệnh nhân tiểu đường), khi ăn nên ăn miếng nhỏ, có thể thay nhân thịt mỡ bằng đậu xanh giúp thải độc gan, đậu đen tốt cho thận, đậu đỏ tốt cho máu...

Không ăn kèm bánh chưng với các món có tinh bột khác cũng là một trong những cách ăn bánh chưng lành mạnh. Bánh chưng được làm từ gạo nếp nên chứa rất nhiều tinh bột. Do đó, nếu đã ăn bánh chưng rồi không ăn thêm các món ăn chứa nhiều tinh bột khác như xôi, bánh mì để tránh tăng cân, béo phì.

Khi ăn bánh chưng cần ăn kèm rau xanh hoặc các loại dưa muối, dưa hành. Điều này giúp cân bằng dinh dưỡng và bổ sung chất xơ. Ngoài ra sau khi ăn bánh chưng nên ăn nhiều trái cây để hạn chế lượng chất béo nạp vào cơ thể.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn