MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Người mắc bệnh tiểu đường có nên ăn gạo lứt?

Kiều Linh - Theo Healthline LDO | 30/12/2019 11:00

Gạo lứt là một loại ngũ cốc, được coi là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Không giống như gạo trắng, chỉ chứa tinh bột, gạo lứt chứa nhiều dinh dưỡng, nguyên tố vi lượng. Vậy người tiểu đường có thể ăn gạo lứt?

Hàm lượng dinh dưỡng trong gạo lứt

Trong gạo lứt chứa nhiều chất xơ, protein, mangan, thiamine, niacin, axit pantothenic (B5), pyridoxine (B6), đồng, selen, magiê, photpho, kẽm, carbs, chất béo. Hơn nữa, gạo lứt còn là một nguồn giàu riboflavin, sắt, kali và folate.

Người tiểu đường có nên ăn gạo lứt?

Chỉ số đường huyết của gạo lứt: Chỉ số đường huyết (glycemic index) đo lường mức độ thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu và là một công cụ hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường. Thực phẩm có GI cao làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn so với những người có GI trung bình hoặc thấp. Chỉ số đường huyết của gạo lứt là 68 ± 4, trên thang tính 100, là thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình.

Gạo trắng sau khi xay, giã, gạo trắng có chỉ số đường huyết là 73, thuộc danh sách thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Tuy nhiên không giống như gạo lứt, gạo trắng có ít chất xơ, tiêu hoá nhanh hơn, dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến.

Những người mắc bệnh tiểu đường thường được nhắc nhở hạn chế ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Để giúp giảm chỉ số đường huyết chung của bữa ăn, người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gạo lứt cùng với thực phẩm nhiều chất xơ, có chỉ số lượng đường thấp, nguồn protein và chất béo lành mạnh.

Nhờ hàm lượng chất xơ cao, gạo lứt có tác dụng làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn, tốt cho những người có trọng lượng dư thừa, cũng như những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Kiểm soát lượng đường trong máu giúp ngăn ngừa, trì hoãn sự tiến triển của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, gạo lứt góp phần giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra gạo lứt còn làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 ngay từ đầu. Gạo lứt có hàm lượng magiê cao hơn, cũng hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Gạo lứt là một trong những "ứng viên" được khuyến khích dùng thay cho gạo trắng. Tuy nhiên, việc quan trọng nhất của người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý là quản lý tổng lượng carb, điều này hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. 

Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường cũng cần chia khẩu phần gạo lứt ăn trong ngày, và cố gắng kết hợp các thực phẩm bổ dưỡng khác trong mỗi bữa ăn, như protein nạc, chất béo lành mạnh, trái cây và rau ít carb.

Ăn một chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng, hạn chế các sản phẩm chế biến, tinh chế là chìa khoá giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, hơn hết còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khoẻ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn