MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Những cách giúp sĩ tử phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa thi

B.T - tổng hợp LDO | 30/06/2016 01:00
Thời điểm này hàng năm là lúc mùa thi tập trung của học sinh, sinh viên trên toàn quốc. Đây cũng là thời gian của mùa hè với thời tiết nóng, ẩm tạo điều kiện thuận lợi để thực phẩm, thức ăn bị ô nhiễm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố và dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của học sinh, sinh viên. Đã có rất nhiều trường hợp sĩ tử ăn uống không đảm bảo vệ sinh thực phẩm dẫn tới bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn,... làm ảnh hưởng đến kì thi. Dưới đây là bí quyết đảm bảo ATVSTP cho các sĩ tử trong mùa thi.  

Trong mùa thi, việc các sĩ tử ăn những bữa ăn tạm bợ cho qua ngày ở các quán cóc, vỉa hè  là mối quan ngại cho sức khỏe của các “sĩ tử” bởi chất lượng thức ăn đường phố lâu nay vẫn là câu hỏi chưa có đáp án.      
Một thực tế đáng lo ngại là nguy cơ gây ngộ độc chủ yếu từ những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống. Theo đánh giá của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) hiện nay những người trực tiếp chế biến thức ăn và ngay cả người tiêu dùng hầu như đều thiếu kiến thức và thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo VSATTP. 
Thêm vào đó, thức ăn đường phố phần lớn không rõ nguồn gốc; quán xá nằm ở vỉa hè, sát đường giao thông, nếu bụi, nấm mốc và khí thải như xăng dầu nhiễm vào thực phẩm thì nguy cơ xảy ra ngộ độc sẽ rất cao.         
Người tiêu dùng khi lựa chọn các loại thực phẩm trong mùa hè nên mua những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm. 
Rau quả chỉ có thể bảo quản được từ 3-5 ngày. Chú ý khâu vệ sinh tay và dụng cụ ăn uống trong quá trình chế biến thực phẩm. Đối với tủ lạnh, ngoại trừ ngăn đá là vi khuẩn không phát triển được, còn các ngăn làm lạnh khác chỉ có tác dụng hạn chế, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. 
Do vậy, nếu đưa quá nhiều thứ vào tủ lạnh, không khí không lưu thông, nhiệt độ không đảm bảo, thực phẩm sống để cùng với thức ăn đã được nấu chín sẽ làm cho thực phẩm nhanh hỏng. Đặc biệt, nên chú ý “ăn chín, uống sôi” đề phòng ngộ độc.            
Như vậy, để đảm bảo VSATTP, phòng chống ngộ độc thì người tiêu dùng cần nằm được những kiến thức cơ bản về giữ gìn vệ sinh cũng như cách bảo quản thực phẩm. 
Bên cạnh đó, trách nhiệm đạo đức cũng được đặt ra với những người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh mặt hàng ăn uống. Kinh doanh sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh thực phẩm là góp phần phòng tránh ngộ độc cho người tiêu dùng.  
Để chủ động kiểm soát an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa thi, cần tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức còn cần đến trách nhiệm người chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống, ... 
Với các sĩ tử, để có sức khoẻ tốt thì ngoài việc ăn uống và ngủ hợp lý, việc ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh là rất quan trọng.
Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cho hay, ngoài việc phục vụ cho một lượng lớn thực khách thường ngày, các tiệm ăn nói chung và những người bán thức ăn đường phố quanh những điểm tổ chức thi sẽ tăng thêm thức ăn, đồ uống để phục vụ cho thí sinh và phụ huynh đi cùng.  
Vấn đề trên có thể dẫn đến các hệ lụy, nguồn thực phẩm không đảm bảo chất lượng được sử dụng để chế biến, thức ăn không được bảo quản tốt dẫn đến ôi thiu, nhiễm khuẩn gây bệnh… khiến nguy cơ gây ngộ độc cho người dùng gia tăng.  
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa thi cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm.  
Cần bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, nên thực hiện “ăn chín, uống sôi”.     
Đối với việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh phải chú ý cả hai mặt “Lợi – Hại” của chiếc tủ lạnh. Nếu đưa quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh, không khí lạnh không lưu thông được; nhiệt độ ngăn mát, ngăn đá không đảm bảo; thực phẩm không vệ sinh, sơ chế trước khi bảo quản trong tủ lạnh; thực phẩm sống để lẫn thức ăn chín… sẽ làm gia tăng ô nhiễm thực phẩm, làm cho thực phẩm nhanh hỏng. 
Tủ lạnh chỉ có tác dụng làm chậm sự biến chất của thực phẩm; hạn chế sự sinh sôi và phát triển của vi sinh vật do cơ chế giảm nhiệt độ và độ ẩm.   
Như vậy, để đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm thì người tiêu dùng cần nắm được những kiến thức cơ bản, trách nhiệm trong bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, cũng như cách bảo quản thực phẩm.       
Bên cạnh đó, người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm, kinh doanh mặt hàng ăn uống phải có trách nhiệm, đạo đức cao trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm để góp phần phòng tránh hiệu quả ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cả cộng đồng.   

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn