MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Uống sữa trước khi ngủ giúp ngủ ngon hơn

THANH NGỌC (THEO BOLDSKY) LDO | 29/10/2021 12:00
Theo Boldsky, uống sữa giúp tăng cường khoáng chất, thư giãn cơ bắp và làm tăng nhiệt độ, giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Tăng nhiệt độ cơ thể

Uống sữa nóng giúp quá trình đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Điều này là do sữa ấm làm tăng nguồn lưu lượng máu cho toàn bộ cơ thể, giúp tăng nhiệt độ cơ thể để đạt được nhiệt độ lý tưởng cho giấc ngủ ngon hơn.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Sữa và các sản phẩm từ sữa có chứa một lượng lớn tryptophan dùng để phá vỡ protein, giúp tiêu hóa thức ăn, tránh việc đầy bụng khó tiêu ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Bên cạnh đó, khi uống sữa cơ thể cũng tạo ra một số enzym quan trọng như serotonin và melatonin, tốt cho việc điều chỉnh tâm trạng và ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ thức. Điều này giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Điều chỉnh chu kỳ ngủ, thức 

Sữa có thể giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ, thức của cơ thể và tạo ra giấc ngủ ngon hơn. Điều này là do sữa chứa axit butanoic có liên quan đến việc giảm khả năng mắc các vấn đề về giấc ngủ.

Ngoài ra, các khoáng chất chống oxy hóa trong sữa như selen, canxi và magiê giúp cơ thể dễ ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ. 

Ngăn ngừa chứng mất ngủ kinh niên

Sữa có thể giúp thúc đẩy giấc ngủ do sự hiện diện của GABA, canxi, kali và melatonin. Những hợp chất này thúc đẩy giấc ngủ và ngăn ngừa nguy cơ rối loạn giấc ngủ như mất ngủ mãn tính.

Giảm lo lắng

Uống sữa ban đêm có đặc tính an thần, làm giảm sự hưng phấn của hệ thần kinh trung ương, do đó làm giảm lo lắng và mang lại giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra, uống sữa trước khi ngủ còn kích thích sản xuất melatonin và serotonin giúp giảm lo lắng.

Thư giãn cơ bắp

Uống sữa là giải pháp hữu ích để giảm lo âu và thư giãn cơ bắp. Khi các cơ được thư giãn, các hormone gây căng thẳng như cortisol sẽ giảm, giúp làm dịu tâm trí và cơ thể và dễ ngủ. 

Cải thiện tình trạng ngủ gật

Kết hợp tập thể dục và uống sữa có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh khó bắt đầu giấc ngủ và ngủ gật khi có tuổi, Tuổi càng cao, hàm lượng melatonin và serotonin trong cơ thể giảm xuống, dẫn đến việc khó đi vào giấc ngủ, ngủ gật.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn