MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nếu doanh nghiệp F&B tập trung vào riêng một yếu tố giảm giá, thì có thể không đảm bảo thu nhập (ảnh minh hoạ). Ảnh: FB

Cạnh tranh bằng hạ giá khó là chiến lược lâu dài của doanh nghiệp F&B

TUYẾT LAN (thực hiện) LDO | 01/12/2023 18:56

F&B quan trọng nhất là chất lượng món đồ ăn uống. Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, các chủ cửa hàng F&B có thể suy nghĩ đến khuyến mãi như là một giải pháp tăng trưởng doanh số. Nhưng nếu tập trung vào riêng một yếu tố giảm giá, thì có thể không đảm bảo thu nhập và có thể ảnh hưởng tới thương hiệu. PV đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Hoành Tiến - Phó Tổng Giám đốc MoMo về vấn đề này.

Nhiều doanh nghiệp F&B đang cạnh tranh bằng cách hạ giá sản phẩm, chấp nhận giảm lãi để khuyến mãi cho khách hàng. Theo ông, đây có phải là cách bền vững để doanh nghiệp F&B phát triển?

- F&B quan trọng nhất là chất lượng món đồ ăn uống. Tuy nhiên, trong thời điểm kinh tế đi xuống, lượng chi tiêu ăn ngoài đang giảm khoảng 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái. Các hàng quán đang gồng lỗ bởi nhu cầu quá thấp. Ngược lại, tiêu dùng các vật phẩm thiết yếu tăng với số liệu tăng trưởng ấn tượng từ các chuỗi bán hàng thực phẩm.

Chương trình khuyến mãi là yếu tố cần thiết để thuyết phục khách hàng đi ăn ngoài, hoặc đi ăn với nhóm đông người. Giai đoạn này, các chủ quán có thể suy nghĩ đến khuyến mãi như là một giải pháp tăng trưởng doanh số. Nhưng nếu tập trung vào riêng một yếu tố giảm giá, thì có thể không đảm bảo thu nhập. Tuy nhiên, việc lạm dụng khuyến mãi có thể ảnh hưởng tới thương hiệu. Khách hàng quen với khuyến mãi, sẽ cảm thấy bị hớ khi trả nguyên tiền cho một sản phẩm.

Ông Nguyễn Hoành Tiến - Phó Tổng giám đốc cấp cao MoMo. Ảnh: NVCC

Nhiều chủ doanh nghiệp F&B có cách làm khuyến mãi khá thông minh, giúp khách chi tiêu nhiều hơn cho một lần sử dụng dịch vụ. Phần khuyến mãi chính là lợi ích mà chủ quán chia lại cho khách hàng. Đây là quan hệ win - win (hai bên đều có lợi).

Ông dự báo về ngành F&B trong năm 2024 sẽ ra sao, thưa ông?

- Thị trường trong giai đoạn vừa rồi có nhiều biến động lớn. Các yếu tố vĩ mô có lợi đang dần xuất hiện, như tăng trưởng khách du lịch quốc tế, hay dòng vốn FDI mới… Ngược lại, nợ xấu trong các ngân hàng có chiều hướng gia tăng, dẫn đến việc phải trích lập quỹ dự phòng, từ đó dòng tiền lưu thông trong nền kinh tế đang không quá dồi dào. Người tiêu dùng khó khăn nên cũng thắt chặt chi tiêu. Hai nhóm yếu tố này đang giằng co tại thời điểm hiện tại. Hiện nay chưa có động lực mạnh mẽ nào giúp cho thị trường khởi sắc hơn vào đầu năm 2024. Đồng thời, thị trường du lịch - yếu tố gián tiếp ảnh hưởng tới F&B sẽ có xu hướng giảm do nguồn cung và chi phí đi lại tăng cao. Tuy nhiên, nút thắt nào cũng có cách để cởi bỏ.

Các doanh nghiệp F&B cần tìm cách tự mình tháo gỡ và tìm nguồn tăng trưởng mới chứ không chỉ trông chờ là thị trường hay mùa lễ hội. Theo tôi, việc tập trung chăm sóc khách hàng cũ, sử dụng khuyến mãi ở cửa hàng một cách thông minh và tìm cách kéo thêm khách hàng một cách hiệu quả là những điểm các doanh nghiệp F&B nên lưu tâm.

Trong ngắn hạn doanh nghiệp ngành F&B cần lưu tâm điều gì, thưa ông?

- Nhìn lại năm 2023, chúng ta thấy sự giảm sút lớn trong việc ăn ngoài của người tiêu dùng. Mọi người tìm các phương án tiết kiệm hơn. Cuối năm nay có lẽ không có nhiều thay đổi. Đồng thời, thị trường du lịch - yếu tố gián tiếp ảnh hưởng tới F&B sẽ có xu hướng giảm do nguồn cung và chi phí đi lại tăng cao. Trong hoàn cảnh này, các doanh nghiệp F&B cần tìm cách tự mình tháo gỡ và tìm nguồn tăng trưởng mới chứ không chỉ trông chờ là thị trường hay mùa lễ hội. Theo tôi, việc tập trung chăm sóc khách hàng cũ, sử dụng khuyến mãi ở cửa hàng một cách thông minh và tìm cách kéo thêm khách hàng một cách hiệu quả là những điểm các doanh nghiệp F&B nên lưu tâm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn