MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Các khách mời tham dự tọa đàm trực tuyến “Tiếp sức cho doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ".

Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ: "Phải thay đổi tư duy để phát triển"

Cường Ngô LDO | 14/11/2019 09:51

Sáng 12.11, Báo Lao Động tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Tiếp sức cho doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ", với mong muốn là diễn đàn cho các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ và nhà quản lý, góp phần xây dựng chính sách hiệu quả hơn, thiết thực hiện, tạo nên những cú hích, sức bật mới cho các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

"Muốn tạo được giá trị gia tăng, phải tập trung đầu tư nâng cao trình độ quản lý"

Tại buổi tọa đàm, bà Trương Thị Chí Bình - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho biết, phát triển một ngành công nghiệp hỗ trợ cần nhiều thời gian và tiềm lực trong thời gian dài, bởi đây là ngành gần như là khó nhất.

"Nhiều doanh nghiệp chia sẻ với chúng tôi là “tham gia là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ giống như việc được vạ thì má cũng sưng”, vì đầu tư rất nhiều mà lợi nhuận lại rất ít" - bà Bình nói về thực trạng của một số doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hiện nay.

Đồng quan điểm, ông Bùi Thanh Nam - Tổng Giám đốc công ty CP Nhựa Hà Nội cho hay, hiện nhiều doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa chưa biết nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước. Khi doanh nghiệp biết chính sách thì việc xác nhận còn gặp khó khăn.

"Ví dụ như năm 2018, có 3-5 doanh nghiệp nhận được sự ưu đãi của Nhà nước. Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp nhận được thông tin xác nhận nhận được ưu đãi của Nhà nước, dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ tiếp cận khó khăn" - ông Nam cho hay.

Doanh nghiệp CNHT muốn phát triển phải nâng cao trình độ quản lý, đầu tư nhân lực, công nghệ.

Ngoài ra, ông Nam cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện nay phải cạnh tranh rất gay gắt với thị trường của Trung Quốc. Các doanh nghiệp cùng ngành nghề cũng phải cạnh tranh với nhau, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài chỉ coi các doanh nghiệp Việt Nam ở dạng gia công.

"Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam phải cạnh tranh rất nhiều về vấn đề nhân công, lao động. Thị trường lao động được phân hóa lớn, lao động phổ thông và lao động có trình độ chuyên môn – hiện nay nhiều doanh nghiệp rất khó tuyển. Muốn tạo được giá trị gia tăng tốt phải tập trung đầu tư nâng cao trình độ quản lý, thiết bị và công nghệ", ông Nam nói.

Chính sách có nhưng còn trên giấy nhiều

  Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam mong mỏi có những chính sách ổn định, xuyên suốt.

Từ những khó khăn của các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ hiện nay,  nhiều người cho rằng, lời "khẩn cầu" quan trọng nhất được nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam mong mỏi là cần chính sách ổn định, xuyên suốt. Có như vậy, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có điều kiện chủ động căn chỉnh chiến lược phát triển bền vững.

Đó cũng là quan điểm của bà Phan Thị Minh khi cho rằng, doanh nghiệp nhỏ gặp rất nhiều khó khăn về chính sách. Không nên nói là hỗ trợ mà gọi là cùng làm cùng với nhau. Theo tôi, nên bỏ ngay tư tưởng xin - cho. Ở quốc gia nào cũng thế, chính sách cần thay đổi theo thời gian.

Ông Bùi Thanh Nam thì chia sẻ, chính sách phải thay đổi theo thực tế. Ví dụ trong ngành nội địa hóa linh kiện ôtô, có một vấn đề là muốn nội địa hóa linh điện ôtô thì giá của nó phải thấp hơn giá nhập khẩu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Cho nên, thiết nghĩ các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp nên ít hơn nhưng sâu hơn, giúp doanh nghiệp duy trì được các đảm bảo về khấu hao. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải đầu tư, tìm kiếm, đào tạo nhân lực, là tiền đề giúp doanh nghiệp tiếp cận được sản phẩm mới, công nghệ mới.

"Để đạt được mục tiêu tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chúng tôi đã thành lập công ty chuyên làm khuôn cho các công ty và đầu tư thiết bị lớn, một trung tâm gia công nặng 20-30 tấn. Nếu được sự hỗ trợ của Chính phủ nữa thì chúng tôi phát triển rất tốt" - ông Nam bày tỏ.

Bà Trương Thị Chí Bình cho rằng: "Ở đây là câu chuyện thay đổi tư duy, thay đổi về mặt con người, cải thiện môi trường kinh doanh. Có như thế thì chính sách mới tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, hội nhập, tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu".

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn