MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh: Báo Thái Nguyên

Gang thép Thái Nguyên đứng trước bờ vực phá sản?

PD LDO | 09/04/2019 15:57
Gang thép Thái Nguyên đang có số nợ phải trả chiếm 82% tổng nguồn vốn, lợi nhuận liên tục giảm qua các năm.

Đứng trước bờ vực phá sản

Cty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) vừa có tài liệu gửi tới cổ đông chuẩn bị cuộc họp Đại hội đồng cổ đông vào 10.4 tới.

Ban kiểm soát Cty nhận định, hiện doanh nghiệp này đang lâm vào tình trạng cực kỳ khó khăn, mất cân đối tài chính nghiêm trọng. Khả năng thanh toán hiện hành Tisco năm 2018 bằng 0,7 lần. 

Ban Kiểm soát cho rằng, nguy cơ khủng hoảng tài chính dẫn tới phá sản đang hiện hữu tại doanh nghiệp nếu không được Chính phủ, các ngân hàng và cấp có thẩm quyền giải cứu kịp thời.

Nợ phải trả chiếm 82% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 18% trên tổng nguồn. Tỉ lệ này thấp hơn năm 2017 dẫn đến mất cân đối tài chính. Nợ phải trả quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu (gấp 4,65 lần vốn chủ sở hữu) điều đó cho thấy cơ cấu nguồn vốn của Cty là không an toàn.

Tổng nợ xấu của Cty tính đến 31.12.2018 là 851,962 tỉ đồng, giá trị có thể thu hồi là 393,332 tỉ đồng.

Làm ăn bê bết

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 của TISCO cho thấy, tổng tài sản của doanh nghiệp đến 31.12.2018 là 10.573 tỉ đồng, trong khi đó nợ phải trả lên tới 8.701 tỉ đồng. 

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2018 là gần 29 tỉ đồng, giảm gần 4 lần so với năm 2017 là gần 99 tỉ đồng, giảm hơn 7 lần so với năm 2016 là 206 tỉ đồng. 

Trong báo cáo kiểm toán các năm từ 2016, Kiểm toán nhà nước liên tục nhấn mạnh các vấn đề dự án mở rộng giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên.

Dự án này có tổng mức đầu tư dự tính ban đầu gần 3.844 tỉ đồng và dự toán điều chỉnh được phê duyệt là hơn 8.105 tỉ đồng. Do dự án mở rộng giai đoạn 2 tạm dừng, và chưa có hướng giải quyết nên các ngân hàng cho vay vốn đã hạ mức đánh giá tài chính của Tisco xuống mức thấp; tăng lãi vay lên 8% một năm... dẫn đến khó khăn lớn trong cân đối dòng tiền.

Năm 2015 dự án này bị đưa vào danh sách 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm trong kết luận mới công bố.

Năm 2017, thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ TCty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã rút 1.000 tỉ đồng tương đương với 100 triệu cổ phần làm giảm quy mô vốn điều lệ TISCO xuống còn 1.840 tỉ đồng.

Trong bản đánh giá kết quả hoạt động của năm 2019, Tisco đã thừa nhận việc SCIC rút 1.000 tỉ đồng ra khỏi Tisco vào cuối tháng 4.2017 đã làm cho các chỉ tiêu tài chính xấu đi, các ngân hàng cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh đã đánh giá khả năng tài chính của Tisco thấp.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn