MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Làng lụa Vạn Phúc. Ảnh: Đ.T

Góc nhìn doanh nhân: Làng nghề truyền thống trước “cơn lốc“ đô thị hóa

P.V LDO | 01/11/2017 12:19
Trong bối cảnh di dân cơ học ra thành thị ồ ạt như hiện nay, thì làng nghề Việt Nam được coi là giải pháp để giữ chân lao động nông thôn, tránh tình trạng đất đai bị bỏ hoang, giữ cho bộ mặt nông thôn ngày càng phát triển trù phú, đáp ứng các tiêu chí “nông thôn mới”.

Hiện nay, cả nước có khoảng 5.400 làng nghề, nhưng đáp ứng đủ tiêu chí chỉ có khoảng 2.400 làng nghề. Tuy nhiên, do bị “bỏ ngỏ” công tác quản lý, do không được quy hoạch, các làng nghề Việt Nam đang dần bị “lụi”, nhiều làng nghề bị co hẹp hoặc bị “biến tướng”.

Tại “Hội chợ làng nghề Việt Nam năm 2017” được Bộ NNPTNT tổ chức sáng 31.10.2017, ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam - đã chua chát nêu thực trạng: “Nhiều làng nghề đang dần mai một và chuyển sang kinh doanh thương mại. Vùng tranh Đông Hồ giờ thành nơi bán vàng mã; làng dệt the cũng thui chột từ năm 2014 và giờ nơi đây chỉ viết sớ và các hoạt động thương mại tâm linh; ngành mây tre đan cũng thu hẹp dần”.

Lý giải nguyên nhân, ông Dần cho rằng, vì công tác hậu kiểm của ta đang gặp nhiều lúng túng dẫn đến nhiều lô hàng xuất khẩu chuyển đi bị trả lại: Các sản phẩm gốm Bát Tràng (Hà Nội) xuất sang Nhật bị trả về do vệ sinh chưa sạch, còn dính tóc; sản phẩm mây tre đan của Hàng Kênh (Hải Phòng) xuất sang Mỹ phải quay về vì không đạt chuẩn, không đều nhau…

Để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, nhiều địa phương đã triển khai mô hình “làng nghề du lịch”. Nhưng do không được quy hoạch, không được quản lý chặt, sau một thời gian mô hình này lại bị làm cho méo mó: Làng nghề du lịch Bát Tràng từ trung tâm giới thiệu gốm bị biến thành chợ gốm; làng dệt lụa Vạn Phúc trở thành nơi bán tơ lụa...; dần dà, các “làng nghề văn hóa” bị chuyển thành các “chợ” và rất lộn xộn: Sản phẩm truyền thống bị bán lẫn với hàng Trung Quốc.

Làng nghề Bát Tràng nhập gốm Giang Tây (Trung Quốc) về bán. Làng nghề Vạn Phúc trộn lẫn lụa Trung Quốc bán cho khách hàng. Tất cả các hiện tượng trên đều do vấn đề mưu sinh vì cuộc sống, nhiều người không có ý thức giữ nghề.

“Một chiếc đèn mây tre do nghệ nhân Nguyễn Văn Chung thiết kế và làm ra rất đẹp, bán giá 115.000 đồng. Nhưng đèn của Trung Quốc cũng có mẫu mã khá bắt mắt, chỉ bán với giá 15.000 đồng” - ông Lưu Duy Dần bức xúc nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn