MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Toàn cảnh về ngày hội kết nối giao thương

Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Bí quyết điều hành doanh nghiệp tỷ đô

Mai Ly LDO | 11/10/2017 17:51
Để điều hành được doanh nghiệp gia đình có giá trị lên đến hàng tỷ đô la với hơn 10.000 nhân viên, trong suốt 23 năm hoạt động, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã không ngừng nỗ lực cải tiến các phương thức quản trị điều hành phù hợp với thực tiễn trong quá trong quá trình phát triển. Vừa qua, tại sự kiện “Ngày hội kết nối giao thương, lãnh đạo của Tập đoàn đã thẳng thắn chia sẻ với hàng trăm doanh nghiệp (DN) về phương thức quản trị điều hành hoạt động kinh doanh.

Mô hình công ty gia đình là mô hình kinh doanh lâu đời và phổ biến trên thế giới. Khoảng 70 năm trước, ở các nước Châu Âu, mô hình DN gia đình đã phát triển. Những tập đoàn danh tiếng như Ford, Volkswagen, Toyota, Samsung, SoftBank… đều có xuất phát điểm là các công ty gia đình. Theo báo cáo đánh giá trên toàn thế giới, doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng của DN gia đình tốt hơn DN khác 10%.

Thế nhưng, khái niệm này khá mới mẻ ở Việt Nam. Tại Việt Nam, sự hiện hữu của các DN gia đình nhiều hơn khi kinh tế tư nhân được “cởi trói” sau công cuộc đổi mới năm 1986. Đa số các chuyên gia đều đánh giá cao những đóng góp  và vai trò quan trọng của các gia đình doanh nhân trong sự phát triển của nền kinh tế.

Gia đình tập đoàn Tân Hiệp Phát

Bà Trần Uyên Phương – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát nhận định: “Điểm mạnh của DN gia đình ở các yếu tố nhóm chủ sở hữu ổn định và kiểm soát tập trung, sự trung thành của những người liên quan, dịch vụ chăm sóc nhân viên tốt; đầu tư dài hạn, bền bỉ, sự quyết đoán, táo bạo và niềm tự hào, giàu đam mê cống hiến,...  Điểm yếu là sự bòn rút về cổ tức, hoặc không đủ vốn tái đầu tư, quá trung thành với các sản phẩm truyền thống, chậm thích nghi với thị trường; thiếu tâm lý về thành tích mà mong muốn sự hài hòa; sự chiếm hữu của người lãnh đạo quá dài; quyết định chậm trước cơ hội, xung đột trong gia đình các vấn đề về thừa kế, quản trị kém. Tuy nhiên, việc kiểm soát tập trung vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu bởi cái gì cũng cho là bí mật, chỉ giữ trong gia đình, khó thu hút người tài”.

 

“Tại DN gia đình luôn tồn tại song hành giữa quyền sở hữu và tinh thần làm chủ. Để quản trị tốt, các DN gia đình cần kết hợp giữa chuyên nghiệp hóa với chủ nghĩa gia đình; văn hóa làm việc nhóm, sự trung thành, dũng cảm của nhân viên. Trong DN gia đình, lỗi lầm thì được tha thứ nhưng vi phạm đạo đức thì không được tha thứ” - Bà Trần Uyên Phương chia sẻ.

Theo bà, quyền sở hữu trong DN gia đình cần phải định nghĩa là sở hữu công việc chứ không phải thừa kế. Đó là trách nhiệm của thế hệ tiếp theo, nhiệm vụ làm sao các tài sản của thế hệ thứ nhất chuyển giao cho thế hệ thứ ba có cộng lãi. Chứ không phải kế thừa là xài cho hết số tiền truyền lại. Để DN gia đình phát triển bền vững, cần thiết phải gia đình hóa DN, chuyên nghiệp hóa gia đình. Đồng quan điểm, bà Phạm Thị Nụ - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn THP (mẹ của doanh nhân Trần Uyên Phương) chia sẻ, tại THP sếp Thanh (Dr. Thanh) rất khó đối với các nhân viên. Đặc biệt là đối với các con, ông luôn mong muốn các con không ỷ lại, nỗ lực trưởng thành giỏi giang hơn mỗi ngày. Làm DN gia đình không thể đội hai mũ, phải rạch ròi giữa vị trí làm vợ, chồng và mối quan hệ sếp, nhân viên. Để có được những vị trí lãnh đạo trong công ty, bà Nụ và các con đã phải chứng minh, thuyết phục “sếp Thanh” bằng năng lực chứ không dựa trên mối quan hệ gia đình.

 

Về quan điểm đào tạo thế hệ thừa kế, ông Trần Quí Thanh tâm sự: “Quan điểm của tôi là cần cho con biết giá trị sự đúng, không đúng, giữa thưởng và phạt. Thương con, muốn con là tương lai của mình thì phải đào tạo, phát triển và rèn giũa để con trưởng thành, thế hệ sau giỏi hơn thế hệ trước”.

Nữ doanh nhân Trần Ngọc Bích (em gái Trần Uyên Phương) chia sẻ rằng, trong bộ máy làm việc của một công ty, mỗi người sẽ có trách nhiệm quyền hạn đi chung với kết quả đạt được. Nếu người thân nằm trong ban quản trị mà không bàn giao ra kết quả thì cách duy nhất là xử phạt. Ban lãnh đạo công ty phải tạo ra những kết quả thuyết phục thì mới tương xứng với tầm của mình.

 

“Ngày hội kết nối giao thương” được tổ chức từ cảm hứng đến từ các phản hồi của độc giả về cuốn sách “Chuyện nhà Dr. Thanh” – tác phẩm của doanh nhân Trần Uyên Phương. Sự kiện này mang ý nghĩa kết nối, thúc đẩy, tăng cường sự hợp tác giữa các DN Việt để cùng nhau phát triển mạnh mẽ vươn tầm thế giới.

“Ngày hội kết nối giao thương” được tổ chức từ cảm hứng đến từ các phản hồi của độc giả về cuốn sách “Chuyện nhà Dr. Thanh” – tác phẩm của doanh nhân Trần Uyên Phương. Sự kiện này mang ý nghĩa kết nối, thúc đẩy, tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt để cùng nhau phát triển mạnh mẽ vươn tầm thế giới.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn