MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
GS. TS Nguyễn Đình Hương - Hiệu trưởng cùng cán bộ, giáo viên, sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tháp tùng Thủ tướng Phan Văn Khải tham quan khuôn viên nhà trường vào năm 2002. Ảnh: Neu.edu.vn

Tầm nhìn của Thủ tướng Phan Văn Khải về đổi mới đại học

LÊ THANH PHONG LDO | 26/03/2018 07:00

“Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học, sự quản lý của Nhà nước và vai trò giám sát, đánh giá của xã hội đối với giáo dục đại học”, đó là một trong nhũng mục tiêu cụ thể của Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP “Về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 -2020” do Thủ tướng Phan Văn Khải ký ban hành ngày 2.11.2005.

Nghiên cứu Nghị quyết 14, sẽ thấy được tư duy và tầm nhìn của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải về đổi mới đại học.

Nhưng đã 12 năm trôi qua, chúng ta chưa thực hiện được gì nhiều, chưa đổi mới giáo dục đại học theo kịp với yêu cầu của thời đại. Nội dung tại phần Nhiệm vụ và giải pháp” của Nghị quyết 14 nếu rõ: “Tập trung đầu tư, huy động chuyên gia trong và ngoài nước và có cơ chế phù hợp để xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế. Hiện nay, đa số đại học Việt Nam chạy đua với áo cơm, chỉ tồn tại đã là mừng, không có nhiều trường đại học đầu tư sâu cho các công trình nghiên cứu khoa học. Thế nào là đẳng cấp quốc tế nếu không được bảo chứng bằng các công trình khoa học. Nói ra chỉ thêm buồn, ngay cả Bộ GDĐT cũng chưa có năng lực đánh giá đại học, lấy đâu ra các tiêu chuẩn tầm quốc tế.

Việt Nam chưa có trường đại học nào được công nhận có đẳng cấp quốc tế là đương nhiên. Giấc mộng lọt vào “top 200” đại học thế giới vẫn chỉ là giấc mộng. Chúng ta không theo kịp các nước tiến bộ thì khoảng cách ngày càng xa, vì sự học như lội dòng nước ngược, không tiến, ắt sẽ lùi.

Về tự chủ đại học, từ ngày có nghị quyết đến nay mới thí điểm 25 trường tự chủ, nhưng trên thực tế chỉ tự chủ nửa vời. Bộ GDĐT vẫn có những quy định can thiệp vào các hoạt động của trường đại học thì không thể nói tự chủ toàn diện được. Nói lý thuyết thì nhiều, nhưng kết quả về tự chủ đại học chưa thấy trên hiện thực, đó là 1 thất bại không thể không thừa nhận.

Nhìn lại 13 năm trước, mới thấy Thủ tướng Phan Văn Khải đã có chỉ đạo rất đúng đắn, nhưng triển khai thực hiện không tốt, thì chỉ đạo, chủ trương đúng cũng không thành sản phẩm. Đó là 1 điều hết sức đáng tiếc.

Dù chậm còn hơn không làm, hãy thục hiện Nghị quyết số 14 có chất lượng, hiệu quả, được chứng minh bằng các đơn vị đo lượng cụ thể. Đó là đến năm 2020, Việt Nam có bao nhiêu trường tự chủ đại học thực sự và bao nhiêu trường đạt đẳng cấp quốc tế?

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn