MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Cuộc hành trình du lịch Sapa và khám phá những điều thú vị

Lê Hải Nhung LDO | 17/10/2017 10:15
Lần đầu đặt chân đến Sapa, tôi như được hòa mình vào những nét đẹp văn hóa của dân tộc, thiên nhiên, con người, những món ăn đặc sản mang đậm hương vị của rừng núi.

Là một trong những điểm du lịch đẹp nhất, Sapa đang làm tốt vai trò trong công việc quảng bá hình ảnh của Việt Nam cũng như tạo nên khu du lịch mang đầy ý nghĩa. 

Nói đến Sapa người ta thường nghĩ đây chính là vẻ đẹp hiếm có mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này, những phong cảnh tự nhiên đẹp, quyến rũ khách du lịch. Hầu hết khách đi du lịch Sapa, ai cũng có một cảm nhận chung đó là nó mang vẻ đẹp thuần khiết của tự nhiên. Nó như một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc hòa nhập gần gũi với con người.

Sapa cũng là điểm đến du lịch khá thú vị vì có thể nhìn thấy toàn cảnh một vùng đất bậc thang. Thời tiết mát mẻ, hơi se lạnh vào đêm và sáng. Điều tuyệt vời nhất là Sapa là nơi có nhiều làng nhỏ các dân tộc sinh sống nên nền văn hoá cũng rất đa dạng.

 

Ruộng bậc thang leo ngoằn ngoèo trên khắp các sườn núi. Phụ nữ mặc những trang phục dân tộc xinh đẹp và bán các đồ thủ công cho khách du lịch như vòng bạc, kiềng bạc và túi thổ cẩm.

Mưa ở Sapa không nặng hạt mà lãng đãng như những đám mây sắp sà xuống vai áo. Mưa cùng mây che phủ sườn núi, khiến thành phố như ngập trong sương. Sapa cao hơn so với mặt biển nên thời tiết khá mát mẻ, nhưng không quá lạnh.

Chúng tôi đi bộ gần 1.000 bậc thang đến với làng Cát Cát (một làng của người Mông) để ngắm dòng thác đẹp sửng sốt tại nơi hội ngộ của 3 dòng sông. Tại đó, chúng t

ôi được làm quen với cuộc sống của người dân thiểu số ở Việt Nam, ăn thử món ăn của họ. Tôi cảm thấy rất thích thú khi bắt chước cách phát âm của các em bé Mông. Những ngọn núi xanh ngắt và vùng thung lũng bát ngát khiến tôi cảm thấy thật thích thú.

 

Thật tuyệt vời khi được đi bộ qua các làng và nhìn thấy người dân thiểu số sống như thế nào. Có 2 cộng đồng người dân tộc khá đông ở đây là người Mông và người Dao đỏ. Họ ăn mặc khác nhau và làm việc cùng trên cánh đồng, chủ yếu là cánh đồng lúa. Đây là lương thực chính họ dùng để ăn và phần còn lại để bán.

Thị trấn chính mà chúng tôi đi qua là Tà Phìn. Chúng tôi dừng lại ở gần một trường học để ăn trưa và sau đó đi thăm một căn nhà nơi một gia đình sinh sống. Nét văn hoá hấp dẫn chúng tôi nhất ở Sapa là đàn ông ở nhà cả ngày, nấu ăn và chăm sóc trẻ trong khi phụ nữ làm việc trên cánh đồng.

Mỗi hộ gia đình có khoảng 6 đến 7 đứa trẻ và 2 gia đình. Một số trẻ lớn hơn (khoảng 4-5 tuổi) trông trẻ nhỏ hơn. Chúng địu nhau trên lưng suốt ngày. Còn những đứa trẻ lớn hơn nữa thì trông nhà, nấu ăn và chăm sóc nhà cửa…

Thành phố Sapa làm tôi mê mẩn và đắm say cùng nó. Sapa vẫn giữ được nét nguyên sơ và lãng mạn. Thanh bình, tĩnh lặng nhưng không buồn chán, bao phủ cả thành phố là sương mù nhưng vẫn cảm thấy ấm áp.

Ở đây, tôi có thể tận hưởng được cảm giác ôm sương mai vào mình và hòa quyện cùng với thiên nhiên, phóng tầm mắt bao núi non cảnh trời Tây Bắc.

Cuộc thi viết 'Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận"

Cuộc thi viết “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận” do Tổng cục Du lịch phối hợp với Báo Lao Động tổ chức, từ ngày 13.10.2017 – 31.5.2018.

Giải thưởng: 2 giải nhất – 20 triệu đồng/giải + chuyến du lịch 4-5 sao trong nước cho 2 người; 2 giải nhì: 15 triệu đồng/giải; 3 giải ba: 10 triệu đồng/giải; 5 giải khuyến khích: 5 triệu đồng/giải; 2 giải cán bộ, nhân viên ngành du lịch viết: 15 triệu đồng/giải và 1 giải bài thi được nhiều người đọc nhất: 10 triệu đồng; 1 giải bài thi được nhiều lượt like/share nhất: 10 triệu đồng.

Thể lệ chi tiết xem tại đây.

Bài dự thi xin gửi về: 

Ban tổ chức cuộc thi viết “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận”

Báo Lao Động - số 6 Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT: (024) 35330305

Email: dulich@laodong.com.vn

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn