MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Mộ cổ Cự thạch Hàng Gòn còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp

Nhiều câu hỏi chưa được giải đáp tại ngôi mộ cổ Cự thạch Hàng Gòn

MINH CHÂU LDO | 26/11/2017 17:03
Trong các di tích được xếp hạng của tỉnh Đồng Nai thì Mộ Cự thạch Hàng Gòn (xã Hàng Gòn, TX.Long Khánh) là một trong những di tích được xếp hạng cấp quốc gia sớm nhất và được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt.
Di tích mộ Cự Thạch Hàng Gòn được phát hiện lần đầu tiên bởi một kiến trúc sư người Pháp có tên là J.Bouchot vào năm 1927.
Mộ Cự thạch Hàng Gòn là một dạng hầm mộ, được cấu tạo bởi nhiều tấm đá hoa cương lớn và những trụ đá dài, nặng khoảng 30-40 tấn.
Xung quanh mộ có nhiều trụ đá hoa cương cao 7,5m, tiết diện mặt cắt ngang hình chữ nhật 1,1m x 0,3m, phần lớn các đầu trụ được khoét lõm hình yên ngựa.
Tuy vậy, giới chuyên môn vẫn không thể lý giải nổi và đưa ra câu trả lời chắc chắn cho những câu hỏi đã tồn tại suốt hàng chục năm qua từ khi di tích này được phát hiện.
Ông Lê Trí Dũng, Giám đốc Ban Quản lý di tích và danh thắng tỉnh Đồng Nai cho biết: Hiện có nhiều câu hỏi chưa được giới chuyên môn giải đáp, như: Cư dân nào đã xây dựng kiến trúc này? Bằng cách nào mà người cổ đã vận chuyển được những tấm đá, trụ đá hoa cương nặng hàng chục tấn từ các địa điểm khác đến Hàng Gòn vốn là vùng rừng núi bạt ngàn, địa hình tự nhiên đầy khó khăn, đường thủy không có?
Hay cư dân cổ đã sử dụng kỹ thuật gì để sắp xếp các trụ đá lên nhau, nâng hạ các tấm đan to lớn, ghép thành một dạng hầm mộ độc đáo? Hậu duệ của cư dân cổ đã xây dựng công trình mộ cổ Hàng Gòn là dân tộc nào trên vùng đất Nam bộ ngày nay?

Di tích Mộ Cự thạch Hàng Gòn là thuộc loại hình độc đáo nhất khi vừa là di tích khảo cổ, đồng thời cũng là di tích kiến trúc cổ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn