MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Về nơi “tay nặn mông xoay”

Hà Nguyên LDO | 03/10/2016 17:47
Ở ngôi làng cách thành phố Phan Rang gần 10km ấy, lúc nào cũng rổn rảng tiếng cười của các bà, các mẹ. Ai đến, các bà, các mẹ, nhất là những người được phong là nghệ nhân đều giới thiệu: ”Chúng tôi làm nghề tay nặn mông xoay”.

 

Gốm Bàu Trúc vốn khác biệt bởi kỹ thuật nung và đặc trưng mang đậm nét văn hóa Chăm. Theo truyền thuyết, nghề làm gốm do vợ chồng ông tổ Poklong Chanh dạy cho phụ nữ trong làng từ ngàn xưa. Đến nay, dù vất vả nhưng vẫn có đến 85% hộ dân theo nghề gốm. 
Để làm nên những sản phẩm nổi tiếng gắn với tên Bàu Trúc, người làm luôn có tư thế “tay nặn, mông xoay” – tay vê nhịp nhàng đồng thời với việc xoay người quanh sản phẩm. 
Người ta dùng loại đất có độ dẻo cao. Đất phải được làm sạch, đập nhuyễn rồi ngâm nước. Sau đó nhồi với cát trắng hạt nhỏ theo tỉ lệ nhất định. 
Các bà, các mẹ cho biết đất phải được chuẩn bị kỹ, chỉ cần sót ít bụi bẩn thì sản phẩm sau khi nung sẽ bị nứt, hỏng. Người dân thường tận dụng khoảng sân nhà để phơi đất.

 Gốm Bàu Trúc không nung bằng lò mà chất thành đống, ủ rơm rạ nung thủ công. 
Khi nung, người ta kết hợp pha màu, ém khói để tạo ra các vết màu loang đặc sắc vàng đỏ, đen xám, vệt nâu...
Những chiếc khuôn nặn gốm.
Nghệ nhân nổi tiếng Bàu Trúc nghỉ tay xơi miếng trầu.
 Chăm sóc bình hoa trước khi chuyển cho khách
 Từ  bình hoa, ấm nước, chum vại đủ dáng đến những tháp tượng đều mang vẻ đẹp của riêng Bàu Trúc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn