MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bài toán được chia sẻ và tạo diễn đàn tranh luận với phụ huynh. Ảnh: Chụp màn hình

“1+5+5=11” là phép tính sai và những bài toán thách đố cả trẻ và bố mẹ

Bình An LDO | 06/04/2024 11:29

Từng có những bài toán gây bão mạng xã hội về khả năng “tấu hài” và phi thực tế, bên cạnh đó là những bài toán “hack não” với cả phụ huynh và trẻ.

Mạng xã hội đang lan truyền rầm rộ câu chuyện về một bài toán cấp tiểu học ở Trung Quốc, theo đó đề ra: "Tiểu Minh tham gia một cuộc thi chạy ở trường. Trên đường đua vòng tròn, có 5 người phía trước và 5 người phía sau Tiểu Minh. Hỏi tổng cộng có bao nhiêu người?".

Học sinh ra phép tính, 1+ 5 + 5 = 11, tuy nhiên, thầy giáo đánh sai. Phụ huynh thấy vậy bèn hỏi lại thầy giáo, tại sao lại đánh sai bài toán này, thầy giáo lý giải: “Vì chạy theo đường đua vòng tròn khép kín, 5 người chạy phía trước chính là 5 người chạy phía sau, nên đáp án của bài toán này chỉ có 6 người, không phải 11”.

Bài toán hiện gây tranh cãi dữ dội, nhiều bậc phụ huynh cho rằng, bài toán có tính thách đố, “lừa phỉnh” trẻ. Dữ liệu ra không đầy đủ, chi tiết, dễ khiến trẻ bỏ qua.

Nhưng đây không phải là câu chuyện hài hước nhất về toán học.

Mạng xã hội Việt Nam cũng từng có những bài toán gây bão, khi cách ra đề phi lý, thiếu thực tế. Trong đó, những bài toán về câu chuyện Lan đi học từng gây cười khắp các diễn đàn.

Năm 2023, đề toán ra “Nhà Lan cách trường 200km, Lan đạp xe từ nhà đến trường mất 10 giờ, tốc độ đạp xe của Lan là?” được chia sẻ rầm rộ. Bài toán đơn giản, dễ thực hiện, nhưng lại gây cười.

Khi áp dụng công thức tính vận tốc: S = v.t, ta được tốc độ đạp xe của Lan là: v = S : t = 200 : 10 = 20km/h.

Cả đáp án và cách ra đề đã trở thành câu chuyện hài hước, được bình luận rôm rả, khi Lan có thể đạp xe với tốc độ 20 km/h. Thêm vào đó, nếu mất 10 giờ đồng hồ đi học, sau đó thêm 10 giờ từ trường trở về nhà, Lan sẽ học vào thời gian nào? Lan mất 20 giờ mỗi ngày chỉ để đạp xe đi học và trở về nhà, nghĩa là đạp xuyên đêm xuyên ngày.

Nhiều bài toán với cách ra đề phi thực tế được chia sẻ rầm rộ tạo diễn đàn cho phụ huynh. Ảnh: Chụp màn hình

Bài toán trở thành câu chuyện hài hước, được chế thêm rất nhiều biến thể gây cười. Đầu năm 2024, bài toán "Bạn Lan đi xe đạp từ nhà đến trường dài 7.200km với tốc độ là 12km/h. Hỏi bạn Lan phải đi bao lâu để tới trường?" tiếp tục gây bão, khi quãng đường đến trường của Lan còn gần gấp đôi chiều dài đường bờ biển Việt Nam (khoảng 3.260km).

Khán giả rôm rả bình luận: “Lan sẽ phải đạp xe trong vòng 600 giờ mới có thể đến trường học, đồng nghĩa với việc Lan sẽ đạp xe cả ngày cả đêm không nghỉ để sau... 25 ngày sẽ đến được trường”, “Lan đạp xe ra nước ngoài để đi học”, “Lan thật phi thường”...

Cách ra đề toán thiếu thực tế đã nhiều lần được chia sẻ, có đề toán lại mang tính “hack não”, thách đố, như “Có 5 quả cam để trong rổ. Làm thế nào để có thể chia cho 5 bạn, mỗi bạn 1 quả cam mà trong rổ vẫn còn 1 quả?”...

Hay đề toán, "Hiện nay Nam 4 tuổi, tuổi của bố gấp 4 lần tuổi Nam, tuổi của mẹ gấp 3 lần tuổi Nam. Hỏi bố Nam bao nhiêu tuổi, mẹ Nam bao nhiêu tuổi?". Có thể tính ra ngay được, bố Nam là 16, mẹ Nam là 12. Vậy có nghĩa là mẹ sinh Nam năm 8 tuổi và bố là 12 tuổi. Bố mẹ Nam tảo hôn?

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn