MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Trẻ ở tuổi dậy thì thay đổi tính cách, thích khép mình lại là một trong những biểu hiện mắc bệnh trầm cảm. Ảnh: Xinhua

2 dấu hiệu cho thấy con bị trầm cảm tuổi dậy thì

Vũ Ngọc (Theo Health) LDO | 13/07/2022 20:00

Nếu trẻ có những biểu hiện sau đây, các bậc phụ huynh cần theo dõi và có hướng xử lý phù hợp nhằm giúp con sớm giải tỏa strees, tránh mắc bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì.

Ở tuổi dậy thì, có không ít trẻ có dấu hiệu mắc căn bệnh trầm cảm, nguyên nhân có thể đến từ nhiều phía từ việc cha mẹ không quan tâm sát sao, môi trường học tập không tốt, áp lực thành tích học tập, thi cử…

Để có thể sớm nhận biết tình trạng này, các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra 2 dấu hiệu cơ bản thường thấy ở những trẻ đang có xu hướng bị trầm cảm tuổi dậy thì.

Thay đối tính cách

Dấu hiệu thường thấy nhất ở trẻ khi mắc bệnh trầm cảm tuổi dậy chính là việc thay đổi tính cách theo chiều hướng tiêu cực. Trẻ sẽ luôn cảm thấy tự ti, chán nản về bản thân khi không làm được những điều mình muốn.

Thậm chí, trẻ trở nên nóng giận vô cớ khi nhận được sự hỏi han từ cha mẹ hay người thân trong gia đình. Đối với trẻ lúc đó, sẽ không phải là những lời quan tâm mà là sự trách móc vì không đạt được như những gì mà mình được mọi người kỳ vọng.

Chính điều này sẽ khiến trẻ dần tự thu mình lại vào “vỏ bọc” mà các con tự tạo ra. Ngại giao tiếp với bên ngoài và chỉ thích ở một mình trong không gian quen thuộc. Điều này sẽ cực kỳ nguy hiểm vì lâu dài trẻ sẽ tự tách mình ra khỏi xã hội và có những suy nghĩ thiên về tiêu cực nhiều hơn.

Trẻ có biểu hiện trầm cảm thường không thích giao tiếp, dễ nổi nóng vô cớ. Ảnh: Xinhua

Gửi thông điệp qua từ ngữ

Thường xuyên nói “chán nản”, “buồn bã”, “không hứng thú”, “không thích làm”… là những thông điệp mà trẻ có dấu hiệu trầm cảm thường nhắc đến. Cha mẹ cũng tuyệt đối đừng bỏ qua vấn đề này mà hãy theo dõi con sát sao để có cách xử lý kịp thời.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, người mắc bệnh trầm cảm hay những câu cảm thán đầy mệt mỏi để ám chỉ đến tình trạng hiện nay của bản thân.

Thậm chí, trẻ ở lứa tuổi dậy thì sẽ có biểu hiện tâm lý khá phức tạp nếu cha mẹ không khéo léo trong cách ứng xử sẽ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.

Lời khuyên của các chuyên gia tâm lý rằng, hãy dành thời gian quan tâm đến con hơn nhưng cũng đừng trẻ có cảm giác mình bị theo dõi, kiểm soát từ người lớn.

Nên cố gắng tổ chức những buổi ăn uống bên nhau hay tổ chức chuyến dã ngoại có sự góp mặt của bạn bè thân của con sẽ khiến trẻ thay đổi được trạng thái vui vẻ, thoải mái về mặt tâm lý để từ đó, giải tỏa căng thẳng, giảm tránh suy nghĩ tiêu cực rất không tốt cho sự phát triển sau này.  

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn