MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Việc quản lý tài chính hiệu quả, an toàn trong gia đoạn COVID-19 là bài toán đau đầu với giới đàn ông. Ảnh: H.N.

4 lời khuyên quản lý tài chính mùa COVID-19 đàn ông nên biết

BÍCH THÙY LDO | 16/04/2021 14:46

Những lời khuyên của các chuyên gia dưới dây sẽ giúp những người đàn ông trong gia đình quản lý tiền một cách hiệu quả nhất, trong giai đoạn mọi thứ vẫn còn chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Đàn ông đóng vai trò rất quan trọng về kinh tế đối với mỗi gia đình. Dịch COVID-19 tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Nhưng nếu có cách quản lý tốt, hiệu quả, các gia đình sẽ vượt qua khó khăn, đứng vững về tài chính

Đánh giá chính xác tình hình hiện tại của bạn

Ash Exantus - Giám đốc Giáo dục tài chính tại BankMobile - nhấn mạnh, điều quan trọng nhất trong giai đoạn hiện tại là đàn ông phải xem xét lại các nghĩa vụ tài chính của mình và những khoản có thể cắt giảm, chỉ ưu tiên những thứ cần thiết.

Việc này có thể gây nên những căng thẳng nhưng theo các chuyên gia, đây cũng là thời điểm để những người đàn ông trong gia đình xây dựng thói quen chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn.

Các chuyên gia nhấn mạnh, các khoản chi tiêu thiết yếu như tiền thuê nhà (nếu không có nhà riêng), tiền điện, nước, thuốc men hoặc nhu yếu phẩm rất khó để cắt giảm. Tuy nhiên, một số khoản khác như chi phí cho thuốc lá, cà phê, gặp gỡ bạn bè… là những khoản có thể hạn chế tạm thời.

Đừng quên tiết kiệm tiền

Nếu bạn vẫn có thể kiếm ra một khoản thu nhập lớn, đều trong giai đoạn này, việc tiết kiệm tiền có vai trò rất quan trọng. Marcy Keckler - Phó Chủ tịch tư vấn chiến lược tài chính của Ameriprise Financial - cho hay, những người đàn ông cần xem xét thấu đáo giá trị của bản thân và những mục tiêu quan trọng nhất. Từ đó, họ sẽ ưu tiên các nghĩa vụ tài chính dài hạn và thu nhỏ các mặt hàng trong "danh sách mong muốn".

Đầu tư vào nhiều lĩnh vực, trong đó có chứng khoán, đàn ông có thể đảm bảo nguồn tài chính vững mạnh trong giai đoạn COVID-19. Ảnh: Thế Lâm

Trong thời gian này, bất cứ một khoản thu nhập phát sinh nào cũng là cơ hội tốt, để góp và quỹ tiết kiệm. Càng có kế hoạch chi tiêu khả thi vào giai đoạn này, gia đình bạn sẽ bớt căng thẳng hơn trong giai đoạn suy thoái kinh tế tiếp theo. Chẳng hạn nếu 1 tuần, bạn tiết kiệm được 500.000 đồng, đồng nghĩa với việc sau 1 năm, bạn có thể để dành được 1 khoản chừng 24 triệu đồng - con số không hề nhỏ.

Những việc không nên làm

Thời điểm khó khăn này, rất dễ khiến những trụ cột trong gia đình nghĩ đến các khoản vay, dùng tín dụng hoặc rút tiền tiết kiệm ra chi tiêu. Nhưng nếu có thể, các chuyên gia khuyên bạn không nên làm.

Bởi khi làm thế, bạn có thể giải quyết những khó khăn trước mắt nhưng sẽ khiến bản thân và gia đình nợ nần chồng chất sau này. Đặc biệt với những ai tìm cứu cánh từ thẻ tín dụng, nó sẽ mang đến nhiều rủi ro khi lãi suất rất cao.

Tìm kênh đầu tư

Cũng như trong giai đoạn kinh tế bình thường, đa dạng hóa đầu tư là chìa khoá. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn không nên đầu tư vào một lĩnh vực hoặc tài sản cụ thể (cổ phiếu, trái phiếu…) mà dàn trải khoản đầu tư của bạn qua các lĩnh vực, ngành khác nhau đồng nghĩa với việc bạn có ít nguy cơ hơn.

Bạn nên có một cố vấn tài chính để tận dụng tối đa khoản đầu tư tiềm năng của mình ở đâu. Nếu không, hãy cân nhắc đầu tư vào lĩnh vực an toàn nhất hoặc để lại tiết kiệm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn