MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

6 lời khuyên để nuôi dạy trẻ mắc chứng tự kỷ

THỤC NHI ( THEO MOMJUNCTION) LDO | 08/06/2022 06:30
Nuôi dạy trẻ mắc chứng tự kỷ không phải là một điều dễ dàng, nhất là đối với bố mẹ mới có con đầu. Dưới đây là 6 lời khuyên để nuôi dạy trẻ mắc chứng tự kỷ.

Duy trì tính nhất quán

Trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc thích nghi với các tình huống khác nhau. Một môi trường nhất quán có thể hữu ích trong việc củng cố kỹ năng. Do đó, bạn nên dành một ít thời gian mỗi ngày để giúp con thực hành các kỹ năng cần thiết.

Củng cố tinh thần

Thay vì chỉ trích con làm sai, hãy dùng những lời động viên khi con làm đúng. Tăng cường thái độ tích cực sẽ có lợi cho trẻ tự kỷ. Bạn có thể đánh giá cao trẻ bằng cách khen ngợi hoặc đưa ra một phần thưởng phù hợp. Phần thưởng có thể là một món đồ chơi nhỏ hoặc một chuyến đi chơi.

Tìm sự hỗ trợ 

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người quen là yếu tố cần thiết để nuôi dạy một đứa trẻ tự kỷ. Bạn có thể kết nối với các phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ. Tham gia các nhóm hỗ trợ hoặc trị liệu tự kỷ. Việc hình thành một mạng lưới hỗ trợ sẽ cung cấp cho bạn sự trợ giúp cần thiết khi gặp khó khăn. Bạn cũng có thể biết thêm thông tin và học hỏi kinh nghiệm từ những người khác.

Dành thời gian

Trẻ em mắc chứng tự kỷ có thể bỏ lỡ thời gian vui chơi như bạn bè cùng trang lứa. Do đó, bạn cần dành thời gian cho trẻ tự thực hiện sở thích hoặc cùng chơi với trẻ. Những hoạt động như vậy sẽ giúp trẻ thư giãn và cởi mở hơn. Giờ ra chơi cũng là cơ hội hoàn hảo để trẻ gắn kết với bạn bè xung quanh.

Tránh so sánh

Việc so sánh trẻ với bất kỳ đứa trẻ nào khác là không công bằng và vô nghĩa. So sánh như vậy sẽ chỉ làm tổn thương con. Thay vào đó, hãy khai thác tài năng khuyến khích trẻ phát triển thế mạnh. 

Tìm hiểu thông tin

Hiểu rõ về chứng rối loạn tự kỷ có thể giúp bạn đối phó với những khó khăn trong quá trình nuôi dạy trẻ. Bạn có thể tìm hiểu mọi thứ về chứng tự kỷ, chẳng hạn như phương pháp điều trị, nhóm hỗ trợ, trường học và liệu pháp. Nói chuyện với giáo viên và người trị liệu để hiểu chi tiết về sự tiến bộ của con bạn. Bạn cũng có thể đọc sách báo hoặc các bài nghiên cứu trực tuyến về chứng tự kỷ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn