MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đối xử với trẻ như con ruột là một trong những lời khuyên giúp bạn nuôi dạy con riêng tốt hơn. Ảnh: We Have Kids

6 lời khuyên giúp bạn nuôi dạy con riêng hoàn hảo

THỤC NHI (THEO WE HAVE KIDS) LDO | 14/06/2022 10:00

Theo We Have Kids, việc kết hôn với người đã con riêng khá phổ biến. Dưới đây là 6 lời khuyên giúp bạn nuôi dạy con riêng hoàn hảo.

Tạo ấn tượng ban đầu 

Để tạo ấn tượng và tránh gây áp lực cho lần gặp mặt đầu tiên, bạn nên chủ động bắt chuyện một cách nhẹ nhàng với trẻ. Không nên đặt quá nhiều kỳ vọng cho lần gặp mặt đầu tiên. Bởi vì, khiến trẻ tin tưởng và yêu quý bạn không phải là điều dễ dàng. 

Dành thời gian chữa lành vết thương

Nếu sắp bước vào cuộc hôn nhân với người đã từng ly hôn, bạn nên cho con riêng của chồng hoặc vợ thời gian để thích nghi. Việc bố hay mẹ tái hôn cùng người khác đồng nghĩa với niềm hy vọng gia đình đoàn tụ của trẻ sẽ tiêu tan. Vì vậy, trẻ sẽ có cảm giác đau buồn, khó chịu, tức tối. Sự đau buồn này dễ khiến trẻ có những hành động quá khích. 

Đối xử với trẻ như con ruột của mình

Bạn không nên đối xử dè chừng hoặc quá bảo bọc vì như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy mình không thuộc về gia đình. Thay vào đó, bạn có thể nhờ trẻ giúp đỡ việc nhà, kiểm tra bài tập trên lớp và tham gia các buổi họp phụ huynh của trẻ. Đồng thời, bạn cũng cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến và khen ngợi trẻ khi cần thiết.

Đừng để trẻ cảm thấy lạc lõng

Trong những chuyến dã ngoại, thăm viếng họ hàng hoặc tham quan những địa điểm mà trẻ chưa từng đi tới, bạn nên đưa trẻ theo cùng. Ngoài ra, hãy công bằng với trẻ. Nếu trẻ thấy có sự thiên vị, chúng sẽ phản ứng ngay. Hãy dành thời gian nói chuyện với con riêng như con đẻ. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn.

Xây dựng một tình bạn bền vững

Đừng tốn thời gian ngồi so đo, tính toán không biết mình đối xử với con riêng của chồng hay vợ như vậy đã tốt hay chưa. Thay vào đó, hãy kiên nhẫn xây dựng mối quan hệ với con riêng một cách chân thành. Hãy thử làm bạn với trẻ và cư xử đầy yêu thương. Bạn cũng đừng bắt trẻ gọi bạn là bố hay mẹ ngay lập tức mà cứ để trẻ gọi bạn theo cách mà trẻ muốn.

Tạo dựng lòng tin và sự trung thực

Tin tưởng là yếu tố hàng đầu trong bất cứ mối quan hệ nào. Và để có được sự tin tưởng thì đó là cả một quá trình. Trong giai đoạn đầu, không nên cố gắng thay thế bố, mẹ ruột của trẻ. Qua thời gian, trẻ sẽ quan sát cách bạn hành xử trong mọi tình huống. Từ đó, trẻ sẽ nhìn nhìn nhận được sự quan tâm và tin tưởng bạn hơn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn