MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Khi cùng con giải quyết vấn đề, cha mẹ và trẻ đều nảy sinh các ý tưởng về cách thức làm cho mọi việc tốt hơn. Đồ họa: Thanh Ngọc

Cách để cha mẹ giảm hành vi ương bướng ở trẻ

Thanh Ngọc LDO | 24/02/2023 07:46

Cha mẹ nên tìm hiểu hành vi thách đố bắt nguồn từ đâu và xây dựng các chiến lược dựa trên khoa học để cải thiện hành vi của trẻ theo từng nét tính cách. 

Theo chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thúy Trinh - Đơn vị Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM), một số trẻ từ chối các yêu cầu của cha mẹ như không dọn dẹp chén sau khi ăn hoặc lề mề gây ảnh hưởng đến loạt các hoạt động về sau. Có thể có vô số hành vi của trẻ thể hiện khiến cho cha mẹ khó chịu. Tuy nhiên, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân trẻ không làm những việc đơn giản được yêu cầu và giải quyết cùng trẻ. 

Tập trung vào điều tích cực

Cha mẹ có ý tốt là cố gắng điều chỉnh hành vi của trẻ theo cách tích cực. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không hiệu quả vì không ai thích một người khác liên tục chỉ ra tất cả các lĩnh vực cần cải thiện. Vì vậy, không tạo cảm hứng thay đổi theo hướng đã định.

Thông thường, khi trẻ cư xử theo cách cha mẹ muốn, phụ huynh sẽ phớt lờ điều này. Tuy nhiên, khi trẻ từ chối yêu cầu, cha mẹ sẽ phản ứng. Cha mẹ nên chỉ ra tất cả những điều trẻ làm được đánh giá cao, bất kể việc nhỏ hay lớn. Lời khen ngợi và sự quan tâm từ cha mẹ là một hình thức khen thưởng hiệu quả, ít nhận phản ứng tiêu cực từ trẻ.

Hào phóng với phần thưởng và hạn chế hình phạt

Cha mẹ có khuynh hướng tập trung vào các hành vi thách đố của trẻ và tìm cách khắc. Đôi khi, cha mẹ vô tình khiến cho con cảm thấy ức chế nhiều hơn.

Thông thường, cha mẹ mặc định việc sử dụng hình phạt như một cách để thúc đẩy trẻ chúng ta hành xử theo. Nếu hành vi sai trái vẫn tiếp tục, cha mẹ sẽ tăng hình phạt lên gấp đôi, với ý nghĩ sẽ tạo thêm động lực cho trẻ.

Lưu ý rằng có những cách sử dụng phần thưởng và hình phạt để thực sự khiến con bạn hành xử đúng đắn nhưng phải được thực hiện theo một cách nhất định mới có hiệu quả.

Giải quyết vấn đề cùng với trẻ

Cha mẹ thường có xu hướng muốn áp đặt những suy nghĩ của mình lên cách sống của trẻ. Cha mẹ nên trò chuyện với trẻ thay vì cố gắng tự giải quyết vấn đề mình. Theo đó, nói chuyện với trẻ về hành vi thách đố. Chẳng hạn, hỏi trẻ tại sao không chịu đánh răng hoặc ném đồ chơi,... và tìm ra yếu tố kích hoạt hành vi thách đố.

Khi cùng con giải quyết vấn đề, cha mẹ và trẻ đều nảy sinh các ý tưởng về cách thức làm cho mọi việc tốt hơn. Sau đó, đưa ra giải pháp phù hợp.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn