MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cách để cha mẹ ngăn chặn những thói quen xấu ở trẻ. Đồ họa: Thanh Thanh

Cách để cha mẹ ngăn chặn những thói quen xấu ở trẻ

Thanh Thanh (Theo Boldsky) LDO | 04/05/2023 13:00

Trang Boldsky chỉ cách để cha mẹ ngăn chặn những thói quen xấu của trẻ như cắn móng tay, ngoáy mũi,...

Cắn móng tay

Cắn móng tay là một trong những thói quen phổ biến ở trẻ em. Thói quen này có thể do một số nguyên nhân như căng thẳng, bắt chước các thành viên khác trong gia đình, di truyền, móng tay không được cắt tỉa cẩn thận và thói quen mút ngón tay cái.

Cắn móng tay kéo dài có thể dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn, tổn thương móng và lớp biểu bì cũng như các vấn đề về răng miệng.

Mẹo để ngăn chặn

Nếu cắn móng tay là do căng thẳng, cha mẹ nên cố gắng giải quyết vấn đề này của trẻ. Nếu hành vi cắn móng tay không phải do căng thẳng, cha mẹ có thể cho trẻ thử làm đồ thủ công bằng giấy, tay trẻ sẽ hoạt động liên tục. Nếu con bạn lớn hơn, giải thích cho trẻ rằng tại sao không nên cắn móng tay và những biến chứng có thể dẫn đến.

Ngoáy mũi

Ngoáy mũi là một thói quen phổ biến khác ở trẻ. Ngoáy mũi liên tục có thể gây thương tích cho các mô mỏng manh của mũi, dẫn đến chảy máu mũi.

Mẹo để ngăn chặn

Cha mẹ nên nhẹ nhàng nói với trẻ rằng ngoáy mũi là một điều xấu và khuyến khích sử dụng khăn giấy.

Mút ngón tay cái

Mút ngón tay cái và ngón tay thường bắt đầu trong vài tháng đầu đời của trẻ. Mút ngón tay cái có tác dụng xoa dịu và thường giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, việc mút ngón tay cái thường xuyên có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng, nhiễm trùng ngón tay cái hoặc ngón tay và khô da.

Mẹo để ngăn chặn

Cha mẹ nên tổ chức các hoạt động thú vị để trẻ bận rộn. Bên cạnh đó, có thể thử bôi một ít nước ép chiết xuất từ ​​các loại rau có vị đắng lên ngón tay cái. Điều này có thể ngăn trẻ mút ngón tay cái. Nếu trẻ lớn, cha mẹ nên giải thích tại sao thói quen này là xấu, đồng thời, khen ngợi và thưởng cho trẻ bất cứ khi nào trẻ ngừng thực hiện. 

Cắn hoặc mút môi

Những lí do phổ biến của việc cắn hoặc mút môi là khô môi, căng thẳng hoặc răng mọc lệch. Mút hoặc cắn môi liên tục có thể khiến môi và vùng da xung quanh miệng sưng tấy, đỏ.

Mẹo để ngăn chặn

Cha mẹ nên thoa son dưỡng môi hoặc sáp dầu để điều trị môi khô hoặc nứt nẻ ở trẻ. Trong tình huống căng thẳng, cha mẹ nên chuyển hướng sự chú ý của trẻ. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn