MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh vệ tinh chụp bão Yagi. Ảnh: NCHMF

Cách ứng phó với siêu bão Yagi khi ở chung cư

Anh Trang LDO | 07/09/2024 09:47

Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, thời điểm 8h ngày 7.9, tại Hà Nội đã xuất hiện mưa kèm gió lớn khi bão số 3 cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 150km.

Theo tin nhanh về bão số 3 phát lúc 7h sáng 7.9 của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Việt Nam, bão Yagi ở khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 108,2 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 153km. Sức gió mạnh nhất trong bão số 3 Yagi ở cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão số 3 Yagi di chuyển theo hướng tây tây bắc, tốc độ khoảng 15-20km/h.

Yagi là từ tiếng Nhật có nghĩa là con dê và chòm sao Ma Kết. Những cơn bão nhiệt đới ở tây Thái Bình Dương được Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) và Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành Khu vực (RSMC) Tokyo đặt tên.

Đối với những người dân sống trong vùng ảnh hưởng của bão cần nắm vững các quy tắc an toàn. Với những người sống trong các tòa nhà chung cư, dù kết cấu tòa nhà kiên cố nhưng vẫn chịu tác động không hề nhỏ trước sức mạnh của siêu bão.

Theo các chuyên gia chia sẻ phòng chống bão trên trang Apartment Guide, những người sống ở chung cư cần lưu ý những điều sau:

Xác định lối thoát hiểm khẩn cấp: Nếu vì lý do nào đó, bạn thấy mình phải rời khỏi căn hộ trong thời tiết khắc nghiệt, cực đoan thì việc biết nơi trú ẩn và lối thoát hiểm trong khu chung cư là rất quan trọng.

Bạn cần nắm được kế hoạch an toàn và cách sơ tán khi có bão.

Tìm nơi trú ẩn an toàn trong chính căn hộ: Nơi trú ẩn cần cách xa cửa sổ, cửa kính trong nhà. Bạn nên chọn nơi khuất gió, kín gió. Bạn có thể kê tấm nệm dày hoặc núp sau cánh tủ lớn để phòng trường hợp các mảnh vỡ bay ra.

Kém rèm sau tấm cửa kính để hạn chế mảnh vỡ bay ra khi cửa bị bão làm hư hại.

Chuẩn bị bộ dụng cụ an toàn: Ngoài các vật dụng sơ cứu như băng cá nhân, gạc, găng tay và thuốc khử trùng... thì những vật dụng cần thiết khác cần chuẩn bị như: đèn pin, pin, thực phẩm, nước uống, danh sách số điện thoại và số liên lạc khẩn cấp.

Bạn nên chuẩn bị tất cả những đồ dùng cần thiết ở vị trí dễ thấy để khi cần sử dụng không bị luống cuống, mất thời gian.

Các chuyên gia về an toàn bão khuyên bạn nên dự trữ đủ 10 ngày cho tất cả thực phẩm, nước và các vật dụng an toàn.

Di dời các vật dụng về nơi an toàn: Ban công hay những nơi hút gió vì thế những vật dụng ở đây nên được cất gọn. Hoặc bạn xếp những vật dụng chụm lại một chỗ, dùng dây buộc cố định với một điểm nào đó vững chắc để gió không giật tung hay xô đổ.

Che chắn những ổ cắm điện ngoài ban công bằng cách dính băng dính, dùng hộp bảo vệ ổ cắm, rút nguồn điện.

Kiểm tra vị trí ống thoát nước, nếu có rác cần làm sạch để nước không bị ứ đọng, chảy vào trong nhà.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn