MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Khi nói chuyện với trẻ về chứng tự kỷ, cha mẹ nên hướng tới mục tiêu cởi mở, thực tế và tích cực. Đồ họa: Thanh Ngọc

Cha mẹ nên nói chuyện với trẻ về chứng tự kỷ như thế nào?

Thanh Ngọc LDO | 17/02/2023 07:23

Trẻ em tiếp thu cảm xúc và thái độ của người khác, từ đó, hình thành cách trẻ nhìn nhận bản thân. Vì vậy, khi nói chuyện với trẻ về chứng tự kỷ, cha mẹ nên hướng tới mục tiêu cởi mở, thực tế và tích cực. 

Theo chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh - Đơn vị tâm lý – Khoa Sức Khỏe Trẻ Em – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM), khi nói chuyện với trẻ về chứng tự kỷ, cha mẹ nên hướng tới mục tiêu cởi mở, thực tế và tích cực. Trẻ em tiếp thu cảm xúc và thái độ của người khác, điều này có thể hình thành cách trẻ nhìn nhận bản thân.

Nếu cha mẹ dè dặt hỏi về chứng tự kỷ, che giấu hoặc cảm thấy không thoải mái khi nói về điều này, trẻ có thể tin rằng nên che giấu chứng tự kỷ của bản thân hoặc cảm thấy xấu hổ hay sợ hãi.

Cha mẹ cũng có thể nhận ra điểm mạnh và những khó khăn của trẻ. Mỗi người đều có những lĩnh vực mà bản thân vượt trội, đồng thời, có những lĩnh vực còn hạn chế. Một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ gặp khó khăn trong việc kết nối với những người khác nhưng có thể giỏi về may vá hoặc toán học, hội họa,.. Đây có thể là một chủ đề để cha mẹ thảo luận cùng trẻ. 

Chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh cũng chia sẻ về cách cha mẹ nên kỷ luật trẻ tự kỷ. Theo đó, những cơn giận dữ và hành vi không phù hợp khác thường xuất phát từ nhu cầu giao tiếp của trẻ tự kỷ. Do đó, một yếu tố thiết yếu của kỷ luật là xác định điều gì đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng của trẻ hoặc những gì trẻ muốn thể hiện.

Chẳng hạn, trẻ có thể bị choáng ngợp bởi đám đông trong một bữa ăn tối ngày cuối tuần hoặc bị cấm chơi với một món đồ chơi. Bước đầu tiên của việc kỷ luật trẻ là quan sát và xác định những tác nhân tiềm ẩn.

Sau đó, cha mẹ có thể tìm cách thực hiện một hệ thống khen thưởng đối với hành vi tích cực và có hình phạt đối với hành vi tiêu cực. Thực hiện theo kế hoạch này một cách nhất quán có thể giúp trẻ hiểu được hậu quả của hành động gây ra. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn