MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Giúp con sử dụng smartphone hợp lý

Phương Oanh LDO | 23/09/2020 11:09

Làm thế nào để quản lý và giúp con sử dụng điện thoại đúng mục đích? - Điều này đã được thảo luận nhiều trên Mạng lưới Nuôi dạy con (Raising Chidren Network) của Úc. Và dưới đây là một số kinh nghiệm được nhiều cha mẹ tâm đắc.

Cân bằng giữa thực tại và kết nối mạng

Trong hầu hết mọi trường hợp, lối tiếp cận công bằng sẽ là “chìa khoá” cho những vấn đề mới mẻ. Theo tác giả của cuốn “Irresistible: The Rise of Addictive Technology and the Business of Keeping Us Hooked.”, nhà tâm lý xã hội học Adam Alter cho rằng “Bước quan trọng nhất chính là hình thành một mối quan hệ cân bằng hoặc có thể duy trì được với công nghệ.”.

Bạn có thể ví von để hướng đến một chế độ ăn uống lành mạnh, Tiến sĩ Alter lý giải: “Những đứa trẻ lớn hiểu được định nghĩa của sự cân bằng qua trực giác. Tất nhiên là con trẻ có thể xem điện thoại, nhưng không phải hao tốn vào thời gian hoạt động thể chất và giao lưu kết nối với con người thật trong thực tại.”

Cha mẹ làm gương trong sử dụng smartphone

Phụ huynh có thể động viên con trẻ phải có trách nhiệm khi sử dụng điện thoại thông qua chính hành động của họ.

Cha mẹ hãy nghĩ về thói quen sử dụng điện thoại của mình. Chúng ta luôn kiểm tra điện thoại mọi lúc, mọi nơi, ngồi hàng giờ để làm việc ở văn phòng hay đơn giản là lướt mạng, say sưa xem lại những chương trình, bộ phim mà mình yêu thích. Con cái không chỉ có xu hướng học theo, bắt chước hành vi của người lớn, mà chúng còn phải “cạnh tranh” với những thiết bị này để thu hút sự chú ý của cha mẹ.

Theo một nghiên cứu lớn với sự tham gia của hơn 6000 trẻ em độ tuổi từ 8 - 13 của by AVG® Technologies N.V, có tới 32% trẻ nhỏ cảm thấy mình đã bị chính cha mẹ phớt lờ và không nhận được sự quan tâm chúng muốn. Ngoài ra, tỉ lệ phần trăm cha mẹ cảm thấy họ không thể làm gương cho con cái bằng thói quen sử dụng các thiết bị điện tử lên đến 28%.

Vì vậy, để tạo dựng thói quen cho chính mình và con trẻ, hãy đặt ra ranh giới giữa thời gian dành cho công việc, học tập và thời gian dành cho gia đình. Ví dụ, một khi đã ngồi vào bàn ăn, cha mẹ sẽ tắt điện thoại, không trả lời cuộc gọi, tin nhắn hay email trong bữa cơm. Các thành viên trong gia đình hãy bắt đầu nói chuyện, hỏi han về những hoạt động trong ngày của nhau . Điều này sẽ tạo ra một thói quen tốt để con hiểu và làm theo.

Thống nhất những nguyên tắc sử dụng smartphone

Phụ huynh và con cái cần bàn luận một cách công bằng khi đặt ra giới hạn sử dụng điện thoại. Sẽ có những nguyên tắc về thời gian, mục đích, cũng như địa điểm được phép sử dụng điện thoại.

Bác sĩ Jenny Radesky, giảng viên lâm sàng khoa Nhi tại Đại học Boston chia sẻ “Chúng tôi vẫn khuyên cha mẹ nên đặt giới hạn về thời gian bởi ta đều biết rằng trẻ vị thành niên dành ra 8,5 tiếng mỗi ngày trước màn hình. Và đó mới chỉ là số liệu từ 3 - 4 năm về trước. Ngày nay con số có lẽ cũng đã gia tăng”.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lạm dụng các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ gây ra những hậu quả khôn lường không chỉ về sức khoẻ như rối loạn hành vi cảm xúc, trạng thái tâm lý không ổn định, rối loạn ăn uống… mà còn ảnh hưởng đến năng lực của bản thân như việc học ở trường, khả năng giao tiếp bị hạn chế…

Dưới đây là một vài ví dụ về quy tắc sử dụng điện thoại có thể áp dụng:

- Con cái bắt buộc phải nghe máy và trả lời tin nhắn từ phía cha mẹ. Con cũng có thể liên lạc với bạn bè hay nghe nhạc bằng điện thoại. Tuy nhiên, tùy vào từng độ tuổi, con không được phép xem những bộ phim online hay khi tải ứng dụng mới, phải có sự giám sát của cha mẹ.

- Con có thể chơi điện thoại trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày, nhưng không được phép sử dụng điện thoại lúc ăn hay lúc gia đình dành thời gian cho nhau.

- Phải để điện thoại ở ngoài trước khi đi ngủ.

- Con được phép tra cứu thông tin, tài liệu phục vụ cho mục đích học tập bằng điện thoại nhưng không được phép lợi dụng nó để đối phó với bài vở thầy cô đã giao.

Người lớn không nên “Không thể cái gì không quản được thì cấm”. Thay thì thế, cha mẹ hãy tạo dựng một thỏa thuận giữa phụ huynh lẫn con trẻ. Chúng ta cần liên tục đề xuất và chỉnh sửa giao kèo cho đến khi cả hai bên đều cảm thấy thuyết phục và hài lòng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn