MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Lời xin lỗi giúp cho tâm trạng mỗi cá nhân cảm thấy tốt hơn, mối quan hệ được cải thiện và hiểu nhau hơn. Đồ họa: Thanh Thanh

Làm thế nào để cha mẹ nói lời xin lỗi với trẻ?

Thanh Thanh LDO | 07/02/2023 06:43

Hầu hết các bậc cha mẹ thường yêu cầu trẻ xin lỗi anh chị em, bạn bè hoặc người lớn. Tuy nhiên, khi cha mẹ thực hiện những điều không đúng với trẻ, họ thường ít nói lời xin lỗi. Đôi khi cha mẹ cho rằng xin lỗi sẽ làm giảm sự tôn trọng của trẻ đối với họ. 

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung - Đơn vị Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM), một số cha mẹ cảm thấy không thoải mái khi phải xin lỗi, bởi cha mẹ nghĩ rằng bản thân luôn đúng. Họ lo lắng rằng trẻ sẽ vì điều này phản ứng lại cha mẹ. Xin lỗi thường mang lại cảm giác xấu hổ nếu cha mẹ bị buộc phải xin lỗi trẻ.

Tuy nhiên, khi cha mẹ làm gương, những đứa trẻ sẽ học hỏi được rằng mọi người đều có lúc mắc sai lầm và cha mẹ có thể cố gắng làm cho mọi thứ tốt hơn.

Đôi khi chúng ta làm tổn thương người khác, điều quan trọng là phải thừa nhận và sửa đổi. Hơn nữa, lời xin lỗi giúp cho tâm trạng mỗi cá nhân cảm thấy tốt hơn, mối quan hệ được cải thiện và hiểu nhau hơn. 

Chuyên gia tâm lý Mỹ Dung cũng chia sẻ thời điểm cha mẹ nên xin lỗi trẻ và cách thể hiện. Theo đó, bất cứ lúc nào cha mẹ không mong muốn trẻ tiếp tục thực hiện hành vi không mong đợi, cha mẹ nên cân nhắc lời xin lỗi.

Khi đặt giới hạn kỷ luật, cha mẹ nên xin lỗi trẻ. Đây là việc rất cần thiết để cha mẹ quản lý cảm xúc của bản thân, bất kể trẻ lúc đó trẻ đang làm gì. Lời xin lỗi xuất hiện có thể làm giảm hay triệt tiêu cảm xúc đang bao phủ lên cha mẹ thời điểm đó, trừ khi cha mẹ muốn trẻ bắt chước cơn giận dữ của chính mình. 

Nếu trẻ nghĩ đó là một vấn đề lớn, nên thừa nhận điều này, ngay cả khi cha mẹ không nghĩ là như vậy. Nếu muốn trẻ học cách bày tỏ sự tức giận của mình một cách thích hợp, cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ cách thể hiện với hành vi như cách của chính cha mẹ đã thể hiện.

Lưu ý rằng người bạn yêu thương làm tổn thương mình nhiều lần và luôn phải nói xin lỗi, một bên của mối quan hệ cũng ngừng tin vào những lời xin lỗi này. Điều này chỉ có ý nghĩa nếu 2 bên thực sự sẽ cố gắng và tránh lặp lại hành vi này. 

Không có gì xấu hổ khi cha mẹ nói lời xin lỗi với mong muốn mọi thứ tốt hơn. Cha mẹ cần có dũng khí để thừa nhận những việc đã làm chưa đúng và mong sự thông cảm. Điều này khiến bạn trở thành những bậc cha mẹ tốt hơn và giúp nuôi dạy những đứa trẻ tốt hơn. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn