MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Có nhiều lý do khiến trẻ vị thành niên không tìm kiếm sự giúp đỡ của cha mẹ khi gặp vấn đề khủng hoảng tâm sinh lý. Ảnh: AFP

Lý do trẻ vị thành niên gặp khủng hoảng không tìm đến cha mẹ

Bảo Châu LDO | 29/10/2021 09:18

Có nhiều lý do dẫn đến việc trẻ em lứa tuổi vị thành niên gặp khủng hoảng tâm lý nhưng không tìm đến sự giúp đỡ của cha mẹ.

Cô bé Hà Vy 15 tuổi, sống cùng bố mẹ tại Hà Nội, lần đầu tiên phải vật lộn với các triệu chứng lo lắng và hay buồn rầu khi bước vào trường cấp 2. Cô bé đã kể cho mẹ về điều này nhưng người mẹ tỏ ra không mấy quan tâm, đơn giản vì nghĩ rằng trẻ con ‘"vô lo, vô nghĩ’" có điều gì phải lo toan như người lớn mà trầm cảm.

‘’Cha mẹ không tin em bị căng thẳng, mẹ bảo rằng không có vấn đề gì hết’’ – Hà Vy chia sẻ.

Kết quả sau cuộc trò chuyện ngắn với mẹ vô tình đã mang lại hậu quả lâu dài, từ đó cô bé không còn tìm đển cha mẹ mỗi khi gặp rắc rối nữa.

Trẻ em khi bắt đầu bước vào lứa tuổi trung học đã có thể bắt đầu phải đối diện với các triệu chứng lo lắng và trầm cảm. Sự khác biệt về thế hệ khiến nhiều các em không tìm thấy được sự đồng cảm từ cha mẹ, chúng trở nên xa cách và không chọn cách chia sẻ rắc rối của mình với cha mẹ nữa.

Đại dịch COVID-19 đã đặt ra vấn đề về chăm sóc sức khỏe tinh thần dù đây không phải là vấn đề mới xuất hiện.

Một nghiên cứu về sức khỏe tinh thần của Singapore năm 2016 cho thấy cứ 7 người thì có 1 người từng trải qua rối loạn tâm lý, lo lắng hoặc đã sử dụng rượu. Đối với nhóm tuổi từ 18 đến 34, tỉ lệ này là 1/5.

Và cũng tại nghiên cứu này cho thấy hơn 3/4 dân số từng bị rối loạn tâm thần trong đời nhưng không tìm kiếm sự giúp đỡ y tế nào. Đây được gọi là “khoảng trống điều trị”.

Đối với thanh thiếu niên dưới 18 tuổi, đôi khi thiếu sự đồng cảm của cha mẹ cũng có thể là một yếu tố góp phần tạo nên “khoảng trống điều trị”.

Tại sao trẻ không tìm đến với cha mẹ?

Thật đáng lo ngại khi trẻ vị thành niên gặp vấn đề tâm lý lại thường tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác trong bí mật vì chúng không muốn cha mẹ biết chuyện.

Những lý do phổ biến bao gồm: Không muốn làm phiền vì sợ cha mẹ phải lo lắng, sợ cha mẹ không hiểu, sợ bị cha mẹ đánh giá, hiểu sai hoặc đã cố gắng nói chuyện với cha mẹ nhưng họ nghĩ rằng đó không phải vấn đề to tát và không cần sự trợ giúp từ chuyên gia.

Tất nhiên, cũng có những bậc cha mẹ đặc biệt ủng hộ, động viên con cái và khuyến khích chúng tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Điều này là đặc biệt quan trọng. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, sự sẵn sàng tham gia của cha mẹ là yếu tố hỗ trợ tốt nhất trong điều trị sức khỏe tinh thần của con trẻ.

Không nên thất vọng và tự đổ lỗi 

Thật không dễ dàng gì đối với bậc cha mẹ khi biết con cái đang phải vật lộn với vấn đề tâm lý.

Khi cha mẹ nhận thấy con có điều gì đó không ổn, phản ứng xảy ra thường là sốc, không dám tin và cảm thấy tội lỗi. Họ sẽ tự vấn lương tâm xem có phải đã vô tình góp phần gây ra tình trạng sức khỏe tinh thần của con hay không, và làm thế nào để cải thiện tình hình. Tốt hơn hết, cha mẹ hãy tìm cách nói chuyện với trẻ để nắm rõ tình hình và đồng hành cùng con tìm hướng giải quyết hợp lý nhất.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn