MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cảnh trong phim "Thương ngày nắng về 2". Ảnh: CMH

Mẹ chồng thời nay có còn dám lấy tiền và tát con dâu?

Lan Anh LDO | 12/05/2022 10:19

Bộ phim “Thương ngày nắng về 2” lên sóng và đang gây tranh cãi trước loạt tình tiết xoay quanh mâu thuẫn đỉnh điểm giữa mẹ chồng và con dâu.

Giống như sức hút của “Sống chung với mẹ chồng”, bộ phim “Thương ngày nắng về 2” đang tạo được nhiều tranh cãi. Những câu chuyện gia đình với loạt mâu thuẫn mang tính “kinh điển” như mẹ chồng – nàng dâu luôn được khán giả theo dõi, bình luận, như thể bình luận về một gia đình sống ngay cạnh nhà hay bên kia phố.

“Thương ngày nắng về” là phim mua lại kịch bản gốc “Mother of Mine” của Hàn Quốc. Biên kịch của “Thương ngày nắng về” được khen ngợi về nỗ lực Việt hóa, đưa vào phim những tình tiết gần gũi với đời sống văn hóa, suy nghĩ của người Việt.

Trong phim, mối quan hệ giữa mẹ chồng (bà Hiền) và con dâu Vân Khánh liên tục được đẩy lên đỉnh điểm xung đột, mâu thuẫn. Bà Hiền chỉ biết nghĩ cho bản thân, con trai (Đức xoăn), luôn hành xử xét nét, đòi hỏi quá quắt với con dâu Vân Khánh. Gần nhất, khi Vân Khánh trong cuộc xô xát với chị chồng (con gái bà Hiền), khiến chị chồng ngã, bà Hiền đã lao vào tát con dâu.

Khi con gái vỡ nợ, bà Hiền bắt con dâu và con trai phải bán nhà dồn tiền gánh nợ cùng. Chi tiết này khiến khán giả tranh cãi dữ dội trên các diễn đàn phim ảnh. Đông đảo khán giả cho rằng nhân vật mẹ chồng được biên kịch xây dựng quá tay, ngày càng vô lý và quá quắt.

Ngoài đời thực, không mẹ chồng nào có thể yêu cầu con trai, con dâu bán nhà trả nợ cho con gái. Việc để mẹ chồng lao vào đánh con dâu cũng là chi tiết bị đẩy quá tay.

Nhân vật chị chồng và mẹ chồng ở “Thương ngày nắng về 2” đang gây tranh cãi dữ dội. Ảnh: VFC

Tuy nhiên, cũng có khán giả tranh luận rằng, những bà mẹ chồng “không biết điều” luôn có trong xã hội ở mọi thời đại. Dù đời sống đã nhiều thay đổi, quan hệ mẹ chồng – nàng dâu ngày càng văn minh, nhưng vẫn có những bà mẹ chồng chỉ chăm chăm nghĩ cho gia đình mình, cho nhà nội, cho con trai, và không hề có tình thương dành cho con dâu. Trong mắt những mẹ chồng ích kỷ, con dâu mãi mãi là người dưng, thậm chí chỉ là người ở, oshin trong gia đình.

Giữa 2 chiều tranh luận của khán giả, bạn Hoàng Quyên với ý kiến trung lập đã đưa ra phân tích, “Thế hệ mẹ chồng hiện nay thường sinh vào thập niên 1940, 1950 và sau này. Giai đoạn 1940 -1945 đã chấm dứt mọi tàn dư từ chế độ phong kiến. Nói cách khác, thế hệ mẹ chồng bây giờ không còn lớn lên trong tư tưởng phong kiến cũ là chèn ép, “bắt nạt” con dâu, họ đã có suy nghĩ, hành xử rất khác trong mối quan hệ với con dâu. Đa số mẹ chồng ngày nay đều mềm mỏng hơn, suy nghĩ đa chiều hơn, cũng “kiêng dè” hơn khi đối xử với con dâu. Trường hợp vẫn đánh đập, đòi tiền con dâu có lẽ rất hiếm, bắt con dâu trả nợ cho con gái sẽ... cực hiếm. Nhưng với phim ảnh, các nhà làm phim có thể làm quá một chút so với thực tế để tạo cao trào, kịch tính. Thế mới có câu, “phim mà!”. Nên chúng ta không cần tranh cãi thêm”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn