MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Xung khắc không thể dung hòa có thể làm "đóng băng" mối quan hệ gia đình. Ảnh: Xinhua

Mối quan hệ bất hòa giữa thành viên trong gia đình liệu có thể hàn gắn?

Phương Linh LDO | 06/11/2023 07:16

Đôi khi, mối quan hệ bất hòa với một hoặc vài thành viên trong gia đình có thể khiến bạn chán ghét đến mức muốn cắt đứt liên lạc với họ.

Insider dẫn một kết quả nghiên cứu năm 2020 do Dự án "The Cornell Family Reconciliation" công bố cho biết, khoảng 1/4 người Mỹ trên 18 tuổi bị ghẻ lạnh bởi một thành viên trong gia đình.

Sự xung khắc không thể dung hòa có thể làm "đóng băng" mối quan hệ. Khi mọi cuộc trò chuyện đều kết thúc bằng những trận cãi vã, bạn có thể tự hỏi liệu đã đến lúc nên “hạn chế liên lạc” hay thậm chí là “cắt đứt liên lạc” với gia đình. Tiến sĩ Lindsay C. Gibson, một nhà tâm lý học lâm sàng chuyên nghiên cứu mối quan hệ gia đình, đã chỉ ra các dấu hiệu để bạn cân nhắc chuyện này.

Bạn nhận thức rõ hơn về việc bị đối xử tệ

Những người lớn lên trong gia đình bất hòa, vướng mắc có thể mất nhiều năm mới nhận ra mối quan hệ của họ với người thân có vấn đề đến dường nào. Gibson nói rằng, khi bắt đầu đi trị liệu tâm lý hoặc giành lại được bản ngã, họ sẽ nhận thức được rõ ràng hơn về việc mình bị đối xử với thái độ coi thường hoặc xa lánh.

Gibson nói: “Đôi khi, sự phát triển nội tâm khiến chúng ta không còn có thể chịu đựng được những điều mà trước đây chúng ta thậm chí không hề nhận ra”.

Giờ đây khi cha mẹ bác bỏ quan điểm của bạn hoặc không tôn trọng các ranh giới, bạn có thể cảm thấy phiền lòng hơn vì bạn đã học được cách tôn trọng bản thân hơn.

Bạn cảm thấy như đã thử mọi cách để hàn gắn nhưng bất lực

Trong khi một số người cắt đứt quan hệ ngay lập tức, Gibson nói rằng, theo kinh nghiệm của cô, không nhìn mặt thường là giải pháp cuối cùng: “Đây không phải là một quyết định dễ dàng đối với mọi người”.

Gibson nói rằng khách hàng của cô cũng thường chọn xa cách dần dần hơn là đột ngột cắt đứt: “Có thể là họ không gọi điện thường xuyên cho cha mẹ hoặc có thể từ chối sum họp gia đình”.

Nhưng khi bạn nhận ra rằng mình không được tôn trọng hoặc đã thử mọi cách mà vẫn không có hiệu quả, cắt đứt liên lạc có thể trở thành lựa chọn cuối cùng - “Không ai lại tự nhiên cắt đứt mọi thứ nếu chưa tới đường cùng”.

Tổn thương nhiều hơn là hạnh phúc

Gibson cho biết, một phần lý do tại sao việc đưa ra quyết định xa cách gia đình có thể khiến bạn có tâm trạng dùng dằng như vậy là do cảm xúc mâu thuẫn về cha mẹ hoặc các thành viên trong gia đình. Ví dụ, bạn có thể công nhận rằng cha mẹ đã trả tiền học phí hoặc chăm sóc bạn khi ốm đau, nhưng bạn không thể quên đi những mâu thuẫn rất căng thẳng và tổn thương phải chịu đựng. Tuy nhiên, tổn thương nhiều hơn là hạnh phúc khiến bạn muốn xa lánh gia đình của mình.

Đặc biệt là khi bạn cuộc sống của bạn đang căng thẳng vì lý do công việc, sức khỏe, mối quan hệ bất hòa trong gia đình sẽ càng khiến bạn thêm mệt mỏi.

Theo lời khuyên của Gibson, nếu bạn có một hoặc nhiều dấu hiệu nêu trên, tất cả những gì bạn cần làm bây giờ là hãy tạm nghỉ ngơi một thời gian để bình tâm lại. Sau khi đã cho bản thân một "khoảng lặng", bạn hãy suy nghĩ và tự quyết định xem nên cải thiện mối quan hệ này như thế nào, nên tiếp tục xa cách hay chủ động kết nối lại. Bản thân bạn mới biết câu trả lời tốt nhất dành cho chính mình.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn