MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
PV Lao Động tặng áo ấm mùa đông cho học sinh miền núi Thanh Hóa. Ảnh: Trần Lâm

Những lưu ý khi giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh

Bích Nhung LDO | 24/11/2023 22:09

Theo các chuyên gia, để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông, việc giữ ấm cơ thể vô cùng cần thiết, không chỉ với người già, trẻ nhỏ mà cả với những người có sức đề kháng kém, hay đang mắc bệnh đường hô hấp, kể cả với những người có sức khỏe bình thường để vượt qua mùa đông lạnh giá.

Thời trang nhưng đảm bảo phải đủ ấm

Đây là biện pháp cực kỳ đơn giản và hữu ích nhất để giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên không nên mặc quần áo quá nhiều, quá dầy sẽ rất khó chịu và còn gây ra mồ hôi rất dễ bị cảm, hay mặc quần áo quá mỏng sẽ khiến gió luồn vào cơ thể cũng rất dễ bị ốm, bị cảm…

Đối với trẻ nhỏ thân nhiệt của trẻ nhỏ cao hơn người lớn, vì vậy nhiều người vẫn lầm tưởng sợ con lạnh nên cứ mặc nhiều, nếu mặc quá nhiều cũng sẽ khiến cho trẻ ra mồ hôi, gây ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp.

Với người già thường ngủ ít, không sâu giấc hay lọ mọ dậy rất sớm, không nên để người già dậy quá sớm tránh hít phải khí lạnh, phải mặc đủ ấm không được mặc phong phanh sẽ ảnh hưởng đến tai, mũi, họng và đường hô hấp, dễ mắc bệnh viêm phổi và đột quỵ. Đối với những người bình thường thì cứ mặc bình thường vừa đủ ấm là được, cũng không nên mặc quá nhiều hay quá mỏng.

Chế độ dinh dưỡng

Ăn những thực phẩm giàu vitamin C, giàu viatamin D, giàu canxi, giàu kẽm, các loại trái cây họ cam, quýt, tỏi, mật ong, các loại thịt đỏ, rau cải, khoai lang, hành tây, gừng, bí đỏ… Ăn đủ các chất đường, protein, đặc biệt là mỡ giúp cho cơ thể có chất để sinh ra năng lượng chống rét.

Nên ưu tiên ăn thức ăn nấu chín kỹ, nóng hổi, mềm, dễ tiêu, số lượng ít nhưng chất lượng phải đảm bảo như súp, cháo thịt, các món hầm. Buổi sáng và trưa nên ăn thức ăn giàu kalo và bữa tối ăn nhẹ nhàng hơn kèm theo chút hoa quả. Không nên ăn quá no, quá nhiều gây đầy bụng, đi tiểu nhiều. Bên cạnh đó, cần dùng những thức ăn ấm nóng sẽ giúp làm ấm vùng phổi, uống trà nóng bỏ thêm chút gừng vào buổi sáng cũng là thói quen tốt để giúp cho hệ hô hấp khỏe mạnh hơn, làm cho cơ thể ấm lên trong mùa lạnh.

Không tắm lâu

Không tắm quá lâu, không tắm nước lạnh, khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp vô cùng nguy hiểm, thậm chí là dẫn đến tử vong. Vì vây, cần tắm bằng nước ấm, tắm trong phòng kín gió và tuyệt đối không được tắm quá lâu. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá thấp, nên hạn chế tắm nhiều. Mỗi khi tắm xong thì lau nhanh bằng khăn khô và có máy sưởi ấm là tốt nhất để cơ thể luôn được giữ ấm.

Không được sử dụng rượu, bia

Việc sử dụng rượu bia hầu hết là những cánh mày râu. Nhiều người vẫn cho rằng với thời tiết lạnh uống rượu vào sẽ làm ấm người. Tuy nhiện nếu uống quá nhiều rượu, nhất là say rượu khi gặp thời tiết lạnh sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng và dễ gây ra đôt quỵ.

Khi uống rượu các mạch máu sẽ giãn ra, khi gặp trời lạnh mạch đột ngột co lại, huyết áp dễ tăng lên gây tai biến và rất dễ tử vong. Nếu có ý định uống để cho ấm người thì nên uống 1 đến 2 chén, còn không tốt nhất là không nên uống rượu, nếu trong trường hợp phải uống nhiều và đã quá say thì không nên ra ngoài khi thời tiết lạnh.

Ngâm chân bằng nước ấm

Mỗi tối trước khi đi ngủ chúng ta nên ngâm bàn chân vào chậu nước ấm với chút muối ăn. Nếu có điều kiện chúng ta có thể pha nước ấm với một chút tinh dầu bạc hà, hoặc nấu các loại nước hỗn hợp như gừng, lá ngải cứu, xả, lá bạch đàn…

Ngâm chân sẽ giúp sưởi ấm cho cơ thể được thư giãn, có giấc ngủ ngon sau 1 ngày làm việc mệt nhọc. Vì thời tiết lạnh khiến các mạch máu dưới da co lại, máu lưu thông chậm. Một trong những bộ phận trên cơ thể nhạy cảm với lạnh nhất chính là bàn chân, vì bàn chân tiếp gần nhất với mặt đất, luôn luôn phải giữ ấm cơ thể bằng việc đi tất, đi giầy.

Ngoài việc giữ ấm cho cơ thể đặc biệt phải chú ý chăm sóc đôi bàn chân, giữ cho đôi bàn chân luôn khỏe mạnh cũng chính là bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân trong mùa đông, cũng là cách để bảo vệ sức khỏe cho những người thân trong gia đình.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn